Sa Pa: Cần sớm xây dựng 4 trạm y tế

Sau điều chỉnh địa giới, sáp nhập các xã, phường, từ ngày 1/1/2020, một số cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Sa Pa đã giải thể, chia tách, sáp nhập, hiện còn 4 trạm y tế phường chưa có trụ sở hoạt động, phải bố trí địa điểm nhờ, tạm.

Trạm Y tế phường Phan Si Păng được UBND phường thuê nhà dân để hoạt động tạm thời. Trong căn nhà xây 2 tầng, tổng diện tích khoảng 100 m2, cán bộ trạm y tế phải sắp xếp các khu vực làm việc để triển khai các chương trình y tế.

Tại phòng khách, 2 chiếc bàn được kê làm công tác hành chính và bàn khám bệnh. Không gian nhà bếp của căn nhà được tận dụng thành phòng tiêm, đặt tủ đựng thuốc và 1 giường khám. Bên cạnh khó khăn về hạ tầng, Trạm Y tế phường Phan Si Păng hiện chỉ có những thiết bị thiết yếu cơ bản, còn thiếu rất nhiều trang - thiết bị khác như thiết bị phục vụ cấp cứu, chuyên ngành sản khoa, phụ khoa và thiếu máy tính, bàn làm việc...

z4441879799992_3ebe07739b03f1eb916cf5c07a35b110.jpg

Mỗi tháng, Trạm Y tế phường Phan Si Păng thực hiện tiêm chủng mở rộng cho khoảng 30 trẻ và tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai, tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân... Không gian làm việc chật hẹp nên cán bộ y tế phải linh hoạt hẹn giờ để người dân không đến tập trung cùng lúc. Những chiếc ghế gấp mà UBND phường cho mượn được xếp dọc hành lang và trạm sử dụng để phục vụ người dân ngồi chờ, theo dõi sau tiêm cũng không thể đáp ứng quy tắc 1 chiều theo quy định.

z4442348186074_d45a51e09146d9661f613a74170d2f7d.jpg

Chị Nguyễn Thị Hoa, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Phan Si Păng cho biết: Trước tình trạng hạ tầng, trang - thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ, chúng tôi thường xuyên phải giải thích và động viên để người dân thông cảm, phối hợp tốt trong thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình truyền thông chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Cũng như Trạm Y tế phường Phan Si Păng, do chưa được xây dựng trụ sở nên Trạm Y tế phường Sa Pả đang được đặt nhờ tại một phòng của Trung tâm Y tế thị xã; Trạm Y tế phường Cầu Mây hoạt động nhờ tại một phòng làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND phường Cầu Mây; Trạm Y tế phường Ô Quý Hồ sử dụng lại một cơ sở mầm non cũ trên địa bàn.

z4441879807670_faccb46dd3828141e463a453c4ac21b2.jpg

Sau điều chỉnh địa giới, sáp nhập các xã, phường, từ ngày 1/1/2020, một số cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Sa Pa đã giải thể, chia tách, sáp nhập, hiện còn 4 trạm y tế phường chưa có trụ sở hoạt động, phải bố trí địa điểm nhờ, tạm, dẫn đến không đáp ứng tiêu chuẩn làm việc cũng như chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa đã đề nghị các cấp, các ngành sớm bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng trạm y tế 4 phường: Sa Pả, Ô Quý Hồ, Cầu Mây, Phan Si Păng và hoàn thành trong năm 2023. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế cũng đề xuất các cấp, các ngành quan tâm đến trang - thiết bị y tế, nâng cấp các trạm y tế xã trên địa bàn thị xã, phấn đấu hết năm 2023 tất cả 16 trạm y tế có đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

z4442009681714_88835c46a2a88878b839d57e16e4e526.jpg

Nhận thấy những khó khăn mà các đơn vị y tế cơ sở gặp phải, trong chỉ thị về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, UBND thị xã Sa Pa đã giao cho các phòng chuyên môn hoàn thiện đầu tư xây dựng Trạm Y tế phường Cầu Mây và Trạm Y tế Phan Si Păng. Tại kế hoạch xây dựng và duy trì xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2023, UBND thị xã Sa Pa đã dành 22 tỷ đồng để xây dựng 4 trạm y tế phường, kinh phí mua trang - thiết bị y tế là 1,8 tỷ đồng.

Trạm y tế xã, phường, thị trấn có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, thực hiện hàng loạt nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, quản lý sức khỏe cộng đồng, truyền thông và giáo dục sức khỏe. Bởi vậy, việc sớm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng các trạm y tế phường trên địa bàn thị xã Sa Pa rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Thay vì những lớp học trả phí, nhiều giáo viên tại Lào Cai đã tự nguyện mở các lớp ôn tập miễn phí giúp học sinh củng cố kiến thức, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

162 trẻ được chỉ định phẫu thuật sau khám sàng lọc

162 trẻ được chỉ định phẫu thuật sau khám sàng lọc

Sở Y tế Lào Cai phối hợp với các bác sĩ của Trung tâm II (Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam), Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng đã hoàn thành chiến dịch khám sàng lọc cho trẻ khuyết tật trên địa bàn. Chương trình có sự tài trợ của Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup.

Tuổi trẻ Agribank Lào Cai xung kích vì cộng đồng

Tuổi trẻ Agribank Lào Cai xung kích vì cộng đồng

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, ứng dụng khoa học - công nghệ vào hoạt động kinh doanh, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lào Cai (Agribank lào cai) còn có nhiều hoạt động tình nguyện, chung sức vì cộng đồng, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

fb yt zl tw