Ra mắt chương trình “Mẹ đỡ đầu” ở Đồn Biên phòng Y Tý

Chiều 1/6, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Đồn Biên phòng Y Tý, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, của huyện Bát Xát, cấp ủy, chính quyền địa phương 2 xã Y Tý và A Lù tổ chức ra mắt chương trình “Mẹ đỡ đầu”.

“Mẹ đỡ đầu” các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới là mô hình, cách làm mới gắn liền với chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” và công tác “Dân vận khéo” của lực lượng biên phòng.

CÁC ĐẠI BIỂU THAM DỰ RA MẮT CHƯƠNG TRÌNH MẸ ĐỠ ĐẦU CÙNG 30 CHÁU ĐƯỢC NHẬN ĐỠ ĐẦU.jpg
Các đại biểu tham dự chương trình và các bé được nhận đỡ đầu.

Hiện đã có 28 hộ gia đình hảo tâm ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An... nhận đỡ đầu 30 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 xã Y Tý, A Lù, với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/cháu/tháng; giai đoạn 1 chương trình sẽ triển khai từ năm 2024 - 2029.

Đây là đợt thứ 2 Đồn Biên phòng Y Tý tổ chức ra mắt chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Trong lần thứ nhất, đã nhận 15 cháu; lần này cũng tiếp nhận và hỗ trợ 15 cháu.

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” có ý nghĩa rất nhân văn, là điểm tựa vững chắc để các em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw