Quyết tâm “7 dám”

Ngay sau khi Trung ương và Tỉnh ủy Lào Cai triển khai chuyên đề học Bác năm 2024 về “dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; dám hành động vì lợi ích chung”, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tích cực triển khai trong toàn quân. Báo Lào Cai có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về nội dung này.

113.jpg

Phóng viên: Thưa đồng chí, quân đội đặt ra yêu cầu học tập và rèn luyện thế nào theo tinh thần “7 dám”?

Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân: Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là: “Vì Nhân dân quên mình, vì Nhân dân hy sinh”, trong tất cả sự lựa chọn thì hy sinh là điều khó khăn nhất. Sự hy sinh của bộ đội dù trong thời chiến hay thời bình không có tiền lương nào so sánh và bù đắp được. Hình ảnh chiến sĩ mang quân phục xanh lao vào những đám cháy rừng để cứu giúp Nhân dân, vượt qua lũ dữ cứu cuộc sống của bà con hoặc đi thẳng vào tâm dịch Covid-19 hỗ trợ chống dịch... đã minh chứng rõ nét điều đó.

Quân đội là “một ngành lao động đặc biệt”, các bộ phận duy trì thời gian làm việc 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên phải xa nhà... Trước yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân càng phải đề cao quyết tâm đưa tinh thần “7 dám” trở thành việc làm thường xuyên, lâu dài, là động lực, cẩm nang để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

0596.jpg
Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác huấn luyện của lực lượng dân quân, tự vệ.

Phóng viên: Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã triển khai những nội dung gì đối với chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2024?

Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân: Những năm qua, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo 100% cấp ủy, chi bộ xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Quá trình tổ chức thực hiện luôn bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Đảng ủy Quân khu 2 và Tỉnh ủy Lào Cai để kịp thời bổ sung, cụ thể hóa vào các chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tế; kết hợp chặt chẽ giữa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

432.jpg
Bộ đội dầm mình trong mưa bão, giúp di chuyển tài sản cho Nhân dân.

Chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2024 do Tỉnh ủy xác định, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng cụ thể hóa nội dung vào nghị quyết thường kỳ, kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai 100% cán bộ, đảng viên viết bản cam kết nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trong năm bằng những việc làm cụ thể, gắn với chức trách được giao. Lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong lực lượng vũ trang tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền qua hệ thống phát thanh nội bộ, gương người tốt, việc tốt... góp phần tô thắm hơn nữa hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

3653.jpg
3685.jpg
Cụ thể hóa tinh thần "7 dám", Trung đoàn 254 triển khai mô hình “3 cùng, 2 trước, 2 sau” nhằm nêu cao sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Việc thực hiện các nội dung theo tinh thần “7 dám” được lồng ghép trong các phong trào thi đua năm và các đợt thi đua cao điểm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Hiện một số đơn vị đã xây dựng các mô hình học tập và làm theo Bác bám sát chủ đề liên quan, tiêu biểu ở Trung đoàn 254 là mô hình “3 cùng, 2 trước, 2 sau” nhằm nêu cao sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trong đó “3 cùng” là cùng ăn, cùng ở, cùng làm với chiến sĩ; “2 trước” là dậy trước và làm trước chiến sĩ; “2 sau” là ăn sau, ngủ sau chiến sĩ.

Đối với cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đội ngũ cán bộ làm trợ lý, tham mưu, giúp việc cho chỉ huy cụ thể hóa thực hiện theo tiêu chí: Tham mưu đúng, trúng, hiệu quả; nói ngắn gọn, dễ hiểu, làm ngay.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rất coi trọng việc nêu gương từ Chính ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đến từng cán bộ cơ sở với phương châm “trên nêu gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”.

114.jpg

Phóng viên: Việc quán triệt và thực hiện nghiêm tinh thần “7 dám” có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân: Nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt, xây dựng cán bộ làm trung tâm. Việc quán triệt và thực hiện nghiêm tinh thần “7 dám” có ý nghĩa quan trọng, góp phần trực tiếp đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

QT 1.JPG
Nội dung tinh thần "7 dám" được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai lồng ghép trong các hội nghị nghiên cứu, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
3775.jpg
0992.jpg
3.jpg
0930.jpg
3739.jpg
Trên từng cương vị công tác, mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đều có những việc làm thiết thực, làm sáng rõ hơn một trong những nội dung của tinh thần "7 dám".

Phóng viên: Thời gian tới, tiếp tục triển khai tinh thần “7 dám”, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ tập trung vào những nội dung quan trọng gì, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân: Trước hết, có thể khẳng định việc triển khai thực hiện tinh thần “7 dám” không chỉ dừng lại là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong một thời điểm mà Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xác định đây là “cẩm nang” thường xuyên, gắn kết với các hình thức, phương thức giáo dục khác để đẩy mạnh tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên. Chỉ khi cán bộ thực sự “dám” đối diện với những thói hư, tật xấu, khuyết điểm... của bản thân thì mới có động lực để “dám” cống hiến, hy sinh vì tập thể, vì đơn vị, vì sự nghiệp xây dựng quân đội. Đó cũng là cách để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện hiệu quả phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại tá đã trả lời phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi lòng dân đã thuận

Khi lòng dân đã thuận

Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã tích cực triển khai công tác tuyên vận tại địa phương, qua đó khơi dậy sức mạnh của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho người dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm” và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, Thiếu tá Phạm Quang Thảo, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát) đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khu vực biên giới có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cánh tay nối dài của mặt trận

Cánh tay nối dài của mặt trận

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, các trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố luôn tận tụy, đi đầu trong vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, khơi dậy, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

Bác sỹ của bản

Bác sỹ của bản

Trong ánh nắng xuân lấp lánh phủ vàng trên những cành sa mộc, người dân thôn Nậm Tông ngồi bên nhau kể lại câu chuyện cũ với hình ảnh đẹp về tình người, về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu. Và khi nhắc đến bác sỹ Sin Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Lúc, ai cũng thấy cảm xúc dâng tràn.

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Từ một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh, giờ đây, Lào Cai vươn lên thành “điểm sáng” của vùng Tây Bắc. Để làm nên diện mạo vùng biên ngày càng no ấm, phồn thịnh, trong suốt chặng đường kiến thiết, dựng xây quê hương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn nhớ lời Bác Hồ dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Nhiều năm qua, cựu chiến binh Ngô Huy Bình (74 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tổ dân phố số 4, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) luôn nỗ lực vì cộng đồng, là điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Chiều 12/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã 3 lần xướng danh biểu dương, khen ngợi tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ hộ bị thiên tai và có nhiều cách làm hay, quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Em Ma Thị Hường trú tại thôn Bản Cuông 1, xã Xuân Hòa và em Triệu Thị Thu trú tại thôn Sài 2, xã Lương Sơn (Bảo Yên) cùng sinh năm 2006, nhặt được 100 triệu đồng đã trả lại cho người bị mất. Hành động đẹp của các em đã lan tỏa những việc làm tốt trong cộng đồng và xã hội.

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

“Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 mà tôi được nhận là một phần thưởng lớn đối với cá nhân tôi, càng thôi thúc tôi rèn luyện, công tác góp phần xây dựng, lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân", Thiếu úy Bàn Văn Lư (sinh năm 2000) hiện đang công tác tại Công an xã Tân Tiến, Công an huyện Bảo Yên chia sẻ.

fb yt zl tw