Quyết liệt tập trung thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa

Đó là chỉ đạo của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2023 của Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh diễn ra chiều 4/5.

Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh.

 baolaocai_HH1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Hết năm 2022, toàn tỉnh có 3.549 ha cây dược liệu, sản lượng đạt 18.161 tấn, giá trị 390 tỷ đồng; 7.346 ha chè, sản lượng 39.155 tấn, giá trị 274 tỷ đồng; 3.174 ha chuối, sản lượng 61.318 tấn, giá trị 184 tỷ đồng; 2.060 ha dứa, sản lượng 35.364 tấn, giá trị 140 tỷ đồng; 55.700 ha quế, sản lượng 8.099 tấn vỏ quế khô, 480 tấn tinh dầu; ngành hàng lợn đạt 430.000 con, giá trị 2.950 tỷ đồng…

Trong quý I/2023, các địa phương đã trồng mới 376 ha cây dược liệu; tiếp tục chỉ đạo người dân chăm sóc và đốn tỉa chè, trồng mới 187,8 ha, sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt 3.000 tấn, giá bán trung bình 8.500 đồng/kg; trồng mới 55 ha chuối, sản lượng thu hoạch đạt 17.411 tấn (chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc), giá bán bình quân 7.000 - 9.000 đồng/kg; trồng mới 67,4 ha dứa, sản lượng thu hoạch đạt 13.780 tấn, giá bán 3.200 - 3.800 đồng/kg; trồng mới 725 ha quế; tổng đàn lợn đạt 432.300 con…

Các địa phương tiếp tục phát triển kinh tế đồi rừng gắn với bảo vệ, khoanh nuôi rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ. Giá trị kinh tế đồi rừng quý I/2023 ước đạt 352,36 tỷ đồng.

Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi 1.109 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chủ lực, tiềm năng. Thu hút, thẩm định hồ sơ đề xuất thực hiện 5 dự án đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh trên nền tảng số…

baolaocai_HH3.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đỗ Văn Duy báo cáo tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành, địa phương đã thảo luận, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là vấn đề thiếu nước sản xuất trong những tháng đầu năm 2023; mở rộng diện tích các cây trồng chủ lực, cây trồng tiềm năng; vấn đề thị trường, tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến… đối với các ngành hàng chủ lực.

baolaocai_HH2.jpg
Bí thư Huyện ủy Mường Khương Giàng Quốc Hưng nêu ý kiến tại hội nghị.

Các đại biểu cũng nêu một số kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

baolaocai_HH5.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, cần quan tâm, ưu tiên quy hoạch vùng nguyên liệu, khu công nghiệp, nhà máy để thu hút đầu tư… chủ động điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Quan tâm phát triển các loại dược liệu quý, xem xét xây dựng và ban hành khung chiến lược phát triển cây dược liệu, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, tạo tiền đề để thu hút các doanh nghiệp. Trong bối cảnh thu ngân sách, công nghiệp khó khăn, ngành nông nghiệp cần tái cơ cấu, chuyển dịch kinh tế nội ngành, tạo đột phá để bù đắp khó khăn cho các ngành khác.

baolaocai_HH4.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại hội nghị.

Theo đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Các cấp, các ngành cần tích cực vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ quy chủ rừng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải xử lý dứt điểm. Quan điểm của tỉnh là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng hữu cơ nên cần xác định phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ ngay từ ban đầu, nhất là các diện tích trồng mới. Cần làm rõ năng lực của nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên hỗ trợ hết mức cho các nhà đầu tư có năng lực, làm thật.

baolaocai_HH7.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng: Bên cạnh việc tập trung phát triển các ngành hàng chủ lực, các ngành, các địa phương cần chú ý đến các nhiệm vụ, giải pháp, sự gắn kết giữa các lĩnh vực, vùng sinh thái nông nghiệp. Cần tiếp tục tuyên truyền, định hướng, phát triển cân đối các loại cây trồng, tránh tăng trưởng "nóng", chệch quy hoạch. Đồng thời, quan tâm giải pháp giống, kỹ thuật để tăng năng suất, giá trị canh tác; thúc đẩy các giải pháp để hấp thụ các nguồn vốn hiện có. Cần khuyến khích, nhân rộng những cách làm hay, điển hình trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

baolaocai_HH6.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh nhấn mạnh: Cần nhìn nhận các kết quả trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa là một quá trình, trong đó có sự tác động tích cực từ Nghị quyết 10. Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã góp phần đạt nhiều kết quả theo yêu cầu kế hoạch đặt ra, tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao, bước đầu thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục quyết tâm, quyết liệt, kiên định, tập trung vào các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ theo định hướng đã đề ra. Thời gian tới, các địa phương phải rà soát, đăng ký các sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu cấp huyện. Ngành nông nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kế hoạch, đề án, khung chiến lược phát triển đối với từng loại cây trồng.

Tăng cường tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng, tăng cường sản xuất theo hướng hữu cơ, chất lượng cao để nâng cao giá trị…

Cần lưu ý phát triển số sản phẩm không phải ngành hàng chủ lực nhưng là lợi thế của các địa phương; tiếp tục lựa chọn, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có năng lực vào lĩnh vực nông nghiệp…

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị HĐND tỉnh tăng cường giám sát, đánh giá chính sách, đặc biệt là chính sách liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai hiệu quả các chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong những ngày gần đây, khu vực vùng cao các xã Mường Bo, Bản Hồ, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn… tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đây cũng là những khu vực trọng điểm nuôi cá nước lạnh của tỉnh, nơi người dân làm trại cá ven suối, tiềm ẩn nguy hiểm.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

fb yt zl tw