Quy hoạch, sắp xếp dân cư nông thôn

LCĐT - Năm 2016, khu tái định cư Đồi Tre, xã Mường Vi (Bát Xát) đón những hộ đầu tiên trong khu vực có nguy cơ sạt trên địa bàn xã về sinh sống. Đến nay, đây trở thành nơi an cư của 38 hộ, không chỉ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở với đầy đủ điều kiện về giao thông, điện, nước sạch sinh hoạt, mà ngay trong dự án tái định cư này còn có 1 điểm trường để con em đồng bào học tập. Theo ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, đây là một trong những dự án tái định cư thành công của tỉnh với tiêu chí đảm bảo cho người dân có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.

Theo Quyết định số 4073 ngày 13/12/2018 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các dự án quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh quy hoạch, sắp xếp 4.243 hộ, 21.176 khẩu, bố trí tại 9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, hình thức bố trí sắp xếp xen ghép là 2.400 hộ, sắp xếp tập trung 1.662 hộ,  ổn định tại chỗ 181 hộ. Tổng nhu cầu vốn đầu tư 627,4 tỷ đồng.

Chương trình sắp bố trí, sắp xếp dân cư là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhờ có chính sách của Nhà nước, các hộ sống phân tán, rải rác, hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hộ nằm trong vùng thiên tai, nguy hiểm được quy tụ về nơi ở mới, được thụ hưởng các công trình phúc lợi công cộng, đặc biệt là có đất sản xuất. Các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, trạm hạ thế, trường học, nhà văn hóa, khai hoang ruộng nước… đã phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần giảm thiểu tình trạng du canh và di cư tự do, người dân được chăm sóc y tế, trẻ được đến trường đúng độ tuổi, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện rõ rệt, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

Khu tái định cư Đồi Tre, xã Mường Vi (Bát Xát).
Khu tái định cư Đồi Tre, xã Mường Vi (Bát Xát).

Tuy nhiên, quy hoạch, sắp xếp dân cư giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh mới đạt ở mức thấp so với mục tiêu đề án quy hoạch. Ông Chu Hoàng Nguyện cho biết: Do nguồn vốn bố trí hằng năm hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Quỹ đất để bố trí, sắp xếp cho nhiều hộ trong vùng thiên tai nguy hiểm, cần di chuyển hạn hẹp, để bố trí được đất ở là bài toán khó khăn cho các hộ và công tác di dân của các cấp, các ngành. Nhu cầu về nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho các dự án sắp xếp dân cư tập trung cả giai đoạn 2016 - 2020 là rất lớn, trong khi nguồn vốn bố trí hằng năm còn hạn chế (đạt 31% so với mục tiêu đề án được duyệt), vốn đầu tư cho các dự án kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như đời sống, sản xuất của các hộ trong vùng dự án.

Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh sẽ hoàn thành sắp xếp ổn định dân cư cho 2.525 hộ thuộc các đối tượng nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai, biên giới và hộ đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đối với các dự án sắp xếp dân cư tập trung, ngoài các dự án chuyển tiếp (7 dự án/232 hộ), sẽ có 12 dự án khởi công mới, đáp ứng khả năng sắp xếp cho 664 hộ, kinh phí 253,3 tỷ đồng. Có thể kể đến các dự án như: Dự án bố trí dân cư thiên tai thôn Vả Thàng, xã Tung Chung Phố (Mường Khương), quy mô sắp xếp 50 hộ, tổng kinh phí đầu tư 22 tỷ đồng; Dự án sắp xếp dân cư khu vực thôn Nà Hạch, xã Dương Quỳ (Văn Bàn) quy mô sắp xếp 150 hộ, tổng kinh phí 58 tỷ đồng; Dự án tại thôn Ta Khuấn, xã Sơn Thủy (Văn Bàn) quy mô sắp xếp 60 hộ, tổng kinh phí 18 tỷ đồng; Dự án sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai thôn Nậm Mười, xã Dần Thàng (Văn Bàn) quy mô sắp xếp 40 hộ, tổng kinh phí 12 tỷ đồng; Dự án sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan (Bát Xát) quy mô sắp xếp 70 hộ, tổng kinh phí 21 tỷ đồng; Dự án sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai thôn Mà Phố, xã Nậm Khánh (Bắc Hà) quy mô sắp xếp 30 hộ, tổng kinh phí 9 tỷ đồng… Sắp xếp xen ghép 908 hộ, kinh phí 72,64 tỷ đồng. Sắp xếp ổn định tại chỗ 721 hộ, kinh phí 7,21 tỷ đồng.

Ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Các dự án quy hoạch, sắp xếp dân cư nông thôn hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông - lâm nghiệp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho người dân vùng nông thôn. Giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 5% đến 7%/năm và phấn đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%. Cùng với đó, sắp xếp dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tạo đột phá trong nâng cao nhận thức và đời sống vật chất, tinh thần của người dân; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái như chống ô nhiễm môi trường, giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nâng cao độ che phủ rừng, giảm thiểu xói mòn bề mặt đất, phát huy và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw