Quy định người nổi tiếng thẩm định sản phẩm trước khi nhận quảng cáo là cần thiết

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã có tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó đề xuất bổ sung quy định hoạt động của người có ảnh hưởng như nghệ sĩ, KOLs khi quảng cáo sản phẩm. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ từ dư luận xã hội.

Nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo nhiều loại sản phẩm ngày càng phổ biến. (ảnh minh họa)
Nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo nhiều loại sản phẩm ngày càng phổ biến. (ảnh minh họa)

Đã xuất hiện những "lỗ hổng" sau 10 năm thực hiện Luật Quảng cáo

Trong những năm qua, các quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết dứt điểm nhiều tồn tại, vướng mắc phát sinh mà trước đó chưa có quy định để xử lý, đặc biệt là tình trạng quảng cáo rao vặt, quảng cáo tấm lớn tràn lan gây mất mỹ quan đô thị; quảng cáo có nội dung thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến giới, về người khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, quảng cáo có sử dụng các từ “ nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được sau hơn 10 năm thực hiện Luật Quảng cáo, đã xuất hiện những tồn tại, vướng mắc, gây khó khăn trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh pháp luật như: Thiếu cơ chế để kiểm soát hiệu quả hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; Việc quản lý nội dung, hình thức quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn,... đe dọa đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp sử dụng người có sức ảnh hưởng, thuyết phục người nổi tiếng trong giới truyền thông, nghệ thuật... sử dụng sản phẩm của mình tại các sự kiện truyền thông lớn để có thể tận dụng thương hiệu và sức lôi kéo của các của các nhân vật đó nhằm quảng bá sản phẩm tới nhiều người hơn trong xã hội và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm.

Trong một số trường hợp, các sản phẩm được quảng cáo theo phương thức trên là hàng kém chất lượng, nhưng người bán hàng đã lợi dụng sức lôi kéo của người nổi tiếng để quảng cáo không trung thực. Trong trường hợp đó, người nổi tiếng đang tiếp tay cho gian thương bán hàng giả, hàng kém chất lượng, cho dù có thể là không cố ý.

Hơn nữa, vì sự hấp dẫn của người nổi tiếng là rất lớn, tác động lên xã hội từ việc quảng cáo không trung thực như vậy có thể gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến bất ổn trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan quản lý vẫn còn gặp nhiều lúng túng trong việc xử lý các vi phạm này…

Giữa năm 2021, nghệ sĩ Hồng Vân đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả vì quảng cáo thổi phồng công dụng một loại thực phẩm chức năng, khiến mọi người bức xúc.

Trước đó, nghệ sĩ này quảng cáo về một viên sủi thảo dược. Trong video đăng trên trang cá nhân, nghệ sĩ cho biết có bạn thân bị u xơ tử cung, kích thước khối u lên đến 7 cm. Sau khi uống loại sủi này, khối u dần xẹp rồi biến mất. Để chứng minh, chị đưa ra phiếu kết quả siêu âm của người này. Chị còn uống viên sủi này, cho biết tin dùng vì sản phẩm có chức năng phòng các loại bệnh u xơ, cân bằng nội tiết tố. Thực phẩm chức năng này sau đó bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo không đúng công dụng như quảng cáo.

Tương tự, diễn viên Quyền Linh cũng từng giới thiệu một thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm loét dạ dày. Khi sử dụng sản phẩm ngay trong một lần livestream nhằm tăng độ tin cậy, anh bị nhiều khán giả cho rằng nói quá công dụng mặt hàng. Sau đó, diễn viên cho biết anh ân hận vì chưa tiết chế lời nói khi quảng cáo.

Tại Hội thảo Văn hóa ứng xử của nghệ sĩ với công chúng do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức ngày 27/2/2023, Tiến sĩ sân khấu Cao Ngọc bày tỏ bức xúc khi một số nghệ sĩ vì lợi nhuận không ngần ngại quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, gây ra những phản ứng tiêu cực trong xã hội.

"Việc quảng cáo sai sự thật là hành vi vi phạm trách nhiệm của người nghệ sĩ với cộng đồng, là hành vi lợi dụng sự tin tưởng, tình cảm của công chúng dành cho họ. Những nghệ sĩ này vi phạm nghiêm trọng đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, gây ra những lỗi lớn trong ứng xử văn hóa với số đông", TS. Cao Ngọc chia sẻ.

Nghệ sĩ nhất thiết phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là cần thiết

Để giải quyết các thực trạng đã nêu, mới đây, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó, bổ sung quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Đây là một chủ thể tách biệt với các chủ thể khác, và phải có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định trong việc tuân thủ Luật Quảng cáo như mọi chủ thể khác.

Dự thảo Tờ trình nêu rõ: “Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải đảm bảo yêu cầu: phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện, khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên trang mạng xã hội khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.

Đề xuất này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ dư luận xã hội. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong thời gian vừa qua, việc quảng cáo của các nghệ sĩ, nhất là trên các trang mạng xã hội, đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có rất nhiều ý kiến lên án việc quảng cáo sản phẩm không bảo đảm chất lượng, thậm chí có dấu hiệu lừa dối khách hàng.

Xét trong bối cảnh nghệ sĩ là người của công chúng, nhận được sự quan tâm đặc biệt và tình cảm yêu mến của công chúng thì việc quảng cáo sản phẩm sai lệch này gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực đối với khách hàng, xã hội và chính nghệ sĩ. Vì thế, việc Bộ VHTTDL đề xuất nghệ sĩ phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Theo ông Bùi Hoài Sơn, việc nghệ sĩ nhất thiết phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là cần thiết và có nhiều mặt tích cực. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi và đảm bảo chất lượng của người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, những người yếu thế trong xã hội, và những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh và uy tín của các nghệ sĩ. Qua việc thẩm định, có thể kiểm soát và ngăn chặn những quảng cáo gây lừa đảo, vi phạm đạo đức, hoặc gây hại cho khán giả.

Sau rất nhiều chứng kiến những quảng cáo sai sự thật, chúng ta cần có những chấn chỉnh nhất định để trả lại môi trường trong lành cho xã hội và cho chính nghệ thuật. Việc thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo có thể coi là một biện pháp hữu ích trong việc đảm bảo tính trung thực và đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo.

Trong thời điểm có nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật, việc áp dụng quy định thẩm định có thể giúp bảo đảm tính trung thực trong quảng cáo giúp người tiêu dùng không bị lừa đảo hoặc nhận thông tin sai lệch về sản phẩm và dịch vụ nhờ đó tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với các nghệ sĩ và thương hiệu nhãn hàng.

Một số nghệ sĩ và nhà quảng cáo có thể cố tình đưa ra những thông tin sai lệch hoặc không trung thực để thu hút sự chú ý và tăng doanh số bán hàng. Việc thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo có thể giúp hạn chế những hành vi gian lận này. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy định thẩm định giúp tạo ra môi trường đáng tin cậy và chất lượng cao trong ngành công nghiệp giải trí, giúp tăng cường uy tín của ngành và thu hút sự quan tâm từ công chúng trong nước và kể cả thị trường quốc tế.

Theo TS Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh thì đề xuất này của Bộ VHTTDL rất hay, thiết thực và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Kiếm tiền từ hoạt động quảng cáo dựa trên hình ảnh và thương hiệu cá nhân là hợp pháp. Thế nhưng nếu bất chấp hoặc dễ dãi hay vì lợi ích trước mắt mà không kiểm chứng nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì chính các nghệ sĩ đó đã vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.

Chính vì thế, nếu đề xuất này của Bộ VHTTDL được thông qua thì có thể ngăn chặn, hạn chế được tình trạng nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật. “Nếu đề xuất này được thông qua thì sẽ thể hiện được trách nhiệm của tất cả các bên khi tham gia: nhà nước có trách nhiệm hơn, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, các nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo thì phải tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm”, TS Đặng Vũ Cảnh Linh khẳng định.

Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

“Độc đạo” là sự trở lại của ê kíp “Biệt dược đen” gồm hai đạo diễn Phạm Gia Phương - Trần Trọng Khôi, biên tập Trung Dũng và DOP Trần Kim Vũ. Bộ phim đang thu hút sự chú ý của khán giả trên kênh VTV3 bởi diễn xuất của dàn sao nam đình đám của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC). Bộ phim gây chú ý ngay từ những tập đầu, với hàng triệu lượt xem các phần trích đoạn ngắn, hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Cơn bão Yagi đã đi qua, song hậu quả để lại là vô cùng nặng nề đối với nhiều gia đình tại các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhà hát và các nghệ sĩ đang lên kế hoạch tổ chức các đêm nhạc, đấu giá các tác phẩm nghệ thuật… quyên góp, giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

fbytzltw