Quy định mới nhất về xét tặng NSND, NSƯT

Nghị định mới về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, ưu tú được kỳ vọng khắc phục một số bất cập. Nghệ sĩ nhân dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ. 

Ngày 6/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP, quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT).

Theo quy định, danh hiệu NSND được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.

Nghệ sĩ nhân dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, có tài năng nghệ thuật tiêu biểu xuất sắc cho loại hình, ngành, nghề văn hóa, nghệ thuật được tôn vinh.

Họ phải có uy tín nghề nghiệp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ.

NSND phải có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ. Ảnh: Gia Linh.

Về thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp. NSND phải hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên (hoặc 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa).

Nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu NSND khi đã được tặng danh hiệu NSƯT, sau đó tiếp tục đạt một trong các tiêu chí về giải thưởng trong nước hoặc quốc tế.

Danh hiệu NSƯT được xét tặng cho cá nhân có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên (hoặc 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa). Họ cũng phải đạt một trong các tiêu chí theo quy định về giải thưởng.

Một số nghệ sĩ được trao danh hiệu NSND, NSƯT trong đợt trao tặng mới nhất, diễn ra tháng 3.

Năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có báo cáo về một số bất cập khi xây dựng dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Những đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15. Theo Bộ VHTTDL, có một số đối tượng mới, cần phải đánh giá tác động chính sách theo quy định.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Ở xã Mường Lai, tỉnh Lào Cai, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Quang Nhạn được biết đến là người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Tày, đặc biệt là Khắp cọi. Không chỉ đóng góp trong việc truyền dạy, lưu giữ văn hóa dân tộc, ông còn xây dựng, củng cố và phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ ở địa phương.

Như đóa hướng dương

Như đóa hướng dương

Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

fb yt zl tw