Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Theo đó, Luật gồm 8 chương, 63 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.

Về nguyên tắc phòng, chống mua bán người, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cụ thể về chế độ hỗ trợ chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu giới, quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân ở từng trường hợp là nam, nữ, người đồng tính, song tính, chuyển giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nguyên tắc phòng, chống mua bán người nên chỉ quy định nguyên tắc chung về bảo đảm bình đẳng giới, được hưởng các chế độ hỗ trợ phù hợp với độ tuổi, giới tính.

Các chính sách cụ thể để đáp ứng nhu cầu về giới đã được quy định trong các điều luật khác; ngoài ra, các quy định còn lại của dự thảo Luật đều mang tính trung tính, không phân biệt đối xử về giới.

Về phòng ngừa mua bán người, có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung tuyên truyền về các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự để tăng cường tính răn đe vào Điều 7 của dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật quy định nội dung tuyên truyền gồm “Chính sách, pháp luật phòng, chống mua bán người và pháp luật có liên quan”. trong đó đã bao gồm cả pháp luật về hình sự và xử lý hành chính.

Đồng thời đã quy định việc thông tin, tuyên truyền về “kết quả xử lý những vụ việc mua bán người theo quy định của pháp luật”, bao gồm cả biện pháp xử lý hành vi mua bán người.

Đối với việc tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân, Điều 27 của dự thảo Luật quy định về trường hợp nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho rằng người được họ đại diện là nạn nhân đến trình báo là để bảo đảm quyền lợi tối đa của nạn nhân, không dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Quy định này cũng kế thừa Luật hiện hành và qua tổng kết cho thấy, quá trình thực hiện không gặp khó khăn, vướng mắc.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện việc hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc hỗ trợ vào Điều 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân đã được quy định: “hỗ trợ phải kịp thời, chính xác, giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và “bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ.”

Bên cạnh đó, dự thảo Luật do Chính phủ trình quy định trách nhiệm của 12 bộ, ngành trong phòng, chống mua bán người. Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã lược bỏ, không quy định trách nhiệm của 6 bộ, ngành trong dự thảo Luật do không có tính đặc thù trong công tác này.

Dự thảo Luật quy định Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người và 5 Bộ (Quốc phòng, Lao động -Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngoại giao, Tư pháp) là những bộ có tính đặc thù trong công tác phòng, chống mua bán người.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo coi bói, giải hạn online

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo coi bói, giải hạn online

Gần đây, chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức trục vong, giải hạn lại có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản, khiến người dân bức xúc, lo lắng, trong đó có những vụ việc, đối tượng lừa đảo của bị hại lên đến 28 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Tiếp nhận đối tượng truy nã do Trung Quốc trao trả

Tiếp nhận đối tượng truy nã do Trung Quốc trao trả

Chiều 19/11, tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, đoàn công tác Công an tỉnh Lào Cai, Công an tỉnh Tuyên Quang, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai tổ chức tiếp nhận đối tượng bị truy nã về hành vi mua bán người do Công an Trung Quốc trao trả.

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định: Việc khóa tài khoản vĩnh viễn sẽ được thực hiện đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 3 lần trở lên.

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

fbytzltw