Quốc gia giảng dạy song ngữ, top đầu châu Á về trình độ tiếng Anh

Tại châu Á, năng lực thông thạo tiếng Anh của Philippines chỉ đứng sau Singapore. Di sản lịch sử và hệ thống giáo dục song ngữ là những yếu tố lý giải cho sự thành công này.

Trong bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ công bố bởi Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First, Philippines xếp thứ 20 toàn cầu và được đánh giá ở mức thông thạo cao. Quốc gia này chỉ xếp sau quốc đảo Singapore tại khu vực châu Á và ở vị trí cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia châu Âu.

Phần lớn dân số Philippines thông thạo tiếng Anh ở một mức độ nào đó và hơn 14 triệu người sử dụng thường xuyên, theo đánh giá của British Council.

Quay ngược lại đầu thế kỷ 20, quốc gia này nằm dưới sự thống trị của Mỹ (giai đoạn 1898- 1946). Ảnh hưởng của chế độ thực dân đã để lại tác động sâu sắc đối với hệ thống giáo dục- văn hóa và “gieo mầm” cho việc học tiếng Anh tại Philippines.

Di sản lâu dài của giai đoạn lịch sử này thể hiện rõ ở việc người dân sử dụng rộng rãi tiếng Anh trong trường học, các văn bản chính thức, thủ tục tố tụng và giao tiếp hàng ngày hiện nay.

hinh-1-33-432.png
Philippines, một quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á có lịch sử thuộc địa phức tạp, nổi bật như một ví dụ điển hình về trình độ tiếng Anh thông thạo tại một quốc gia phi phương Tây.

Không phải cách dạy, hướng tiếp cận mới quan trọng

Trên thực tế, Nhật Bản và Hàn Quốc từng chịu sự chiếm đóng của Mỹ và các quốc gia này cũng quan tâm sâu sắc đến việc học tiếng Anh, tuy nhiên, vẫn đứng cuối bảng xếp hạng.

Thành công của Philippines là nhờ vào cách tiếp cận học tiếng Anh chứ không chỉ là dạy tiếng Anh. Tiếng Anh không chỉ được dạy trong trường học mà người dân còn được cung cấp một công cụ quan trọng khác để tiếp thu ngôn ngữ: tiếp xúc bên ngoài lớp học, theo nhận định của tờ HuffPost.

Hệ thống giáo dục ở Philippines đóng vai trò then chốt trong việc nuôi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Anh. Từ giáo dục tiểu học đến các cơ sở giáo dục đại học, tiếng Anh đóng vai trò là phương tiện giảng dạy chính.

Các môn học như khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội được dạy bằng tiếng Anh, mang đến cho học sinh sự hòa nhập toàn diện với ngôn ngữ. Sự nhấn mạnh liên tục vào giáo dục tiếng Anh này đảm bảo rằng người Philippines phát triển trình độ ngoại ngữ thông thạo cao ngay từ khi còn nhỏ.

Trong khi tiếng Anh giữ vị trí nổi bật trong hệ thống giáo dục, Philippines cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ quốc gia của mình là tiếng Filipino. Giáo dục song ngữ là một chiến lược quan trọng nhằm đạt được sự cân bằng giữa trình độ tiếng Anh và Filipino.

Hệ thống giảng dạy song ngữ được triển khai kể từ năm 1974. Trong khuôn khổ đó, các môn học đều được giảng dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Filipino. Sự tích hợp có chủ ý này cho phép học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ nhiều mặt. Khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội, cùng với các môn học khác, được giảng dạy dưới dạng song ngữ, giúp học sinh tiếp xúc với từ vựng và sắc thái ngôn ngữ đa dạng trong cả hai ngôn ngữ.

Cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai ngôn ngữ trong việc thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Lợi thế song ngữ trang bị cho người Philippines khả năng xử lý các tình huống ngôn ngữ đa dạng trong một thế giới hội nhập.

Tiếng Anh bắt buộc trong mọi lĩnh vực

Trình độ thông thạo tiếng Anh ở Philippines vượt ra ngoài phạm vi lớp học và thâm nhập vào lĩnh vực chuyên môn. Quốc gia này đã định vị mình là một “ông lớn” trong ngành Gia công Quy trình Kinh doanh (BPO)- việc thực hiện hợp đồng các chức năng hoặc quy trình kinh doanh cụ thể với nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.

Ngành BPO Philippines đóng góp gần 30 tỷ USD cho nền kinh tế mỗi năm, với khoảng 1,3 triệu người Philippines đã làm việc tại hơn 1000 công ty BPO vào năm 2019, dự báo tăng trưởng 8-10% mỗi năm và nắm giữ 10-15% thị trường BPO toàn cầu.

Trình độ tiếng Anh là một yêu cầu quan trọng để làm việc trong lĩnh vực này vì người lao động Philippines cần tương tác với khách hàng từ các quốc gia nói tiếng Anh. Nhu cầu này đã tiếp tục thúc đẩy cam kết duy trì trình độ tiếng Anh ở mức cao.

Cam kết về trình độ tiếng Anh được thể hiện rõ hơn qua sự phổ biến của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Người Philippines thường xuyên thực hiện các kỳ thi như Kiểm tra tiếng Anh như ngoại ngữ (TOEFL) hay Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế (IELTS) để theo đuổi mục tiêu học thuật và nghề nghiệp.

Ông Jojo Habana- trưởng đại diện IDP Philippines - cơ quan tổ chức kỳ thi IELTS cho biết “Philippines đã được xác định là thị trường trọng điểm trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của IDP”. Theo dữ liệu của IDP, có khoảng 50.000 sinh viên Philippines đang du học ở nước ngoài.

Những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa này đóng vai trò là tiêu chuẩn, phản ánh nỗ lực của quốc gia này trong việc duy trì tiêu chuẩn cao về trình độ tiếng Anh phù hợp với mức toàn cầu.

Theo Việt Nam Net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, diễn biến mưa trong 24 giờ qua như sau: Đêm 1/7 và sáng 2/7 các khu vực trong tỉnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 10 – 40 mm, một số nơi cao hơn 60 mm như: Dương Quỳ 95,4 mm; Ngũ Chỉ Sơn 62,6 mm; Lùng Phình 60,6 mm.

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Mỗi khi một bộ máy chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào những hành động đầu tiên. Tại Lào Cai, sau ngày 1/7/2025, những chuyển động ban đầu tại các trung tâm hành chính công - nơi được mệnh danh là “bộ mặt” của nền hành chính - không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục, mà đang trở thành nguồn năng lượng thắp lên kỳ vọng lớn lao của người dân về một nhiệm kỳ phục vụ hiệu quả và tận tâm.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Hôm nay (1/7), chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành, bên cạnh việc triển khai các công việc của chính quyền mới, tỉnh Lào Cai ưu tiên, bố trí cán bộ chuyên môn đủ năng lực để phục vụ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính, không để gián đoạn trong ngày đầu vận hành.

fb yt zl tw