Quảng bá hình ảnh Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới

Với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11 tại Hà Nội.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII do Bộ VHTT&DL phối hợp cùng UBND TP Hà Nội chỉ đạo; Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VH&TT Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, lãnh đạo Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL) cho biết, về việc lựa chọn các phim tham dự Liên hoan phim, Ban Tổ chức đã thành lập hội đồng sơ tuyển phim, làm việc từ tháng 3/2024. Hội đồng sơ tuyển đã xem và sơ tuyển phim dài, phim ngắn từ hơn 500 phim gửi đến tham dự từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Poster Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
Poster Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII.

Đến ngày 29/10, Ban Tổ chức đã chọn phim tham dự chương trình Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII là 117 phim (bao gồm 65 phim nước ngoài và 52 phim Việt Nam). Tất cả các phim đều đã được thẩm định về nội dung và cấp Giấy phép phân loại phim.

Chương trình phim dài dự thi gồm 11 phim (10 phim từ các nền điện ảnh trên thế giới và 1 phim Việt Nam, là phim “Ngày xưa có một chuyện tình” – đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, Công ty CP Sản xuất phim Hoan Khuê sản xuất).

Chương trình phim ngắn dự thi gồm 19 phim, trong đó: 11 phim ngắn bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình có độ dài dưới 60 phút từ các nền điện ảnh trên thế giới; 8 phim ngắn Việt Nam.

Chương trình toàn cảnh điện ảnh thế giới (Panorama) gồm 39 phim, trong đó có 24 phim dài và 15 phim ngắn từ các nền điện ảnh trên thế giới.

Chương trình phim Việt Nam đương đại gồm 34 phim, trong đó có 12 phim ngắn (tài liệu, hoạt hình) và 22 phim truyện. Chương trình tiêu điểm điện ảnh một quốc gia: "Điện ảnh Đức" gồm 6 phim.

Đặc biệt, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), HANIFF VII lần đầu có chương trình phim về Hà Nội sẽ chiếu 9 phim Việt Nam, trong đó có 4 phim truyện, 1 phim tài liệu và 4 phim hoạt hình. Trong đó, 4 phim truyện đều là những phim đoạt giải thưởng tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, được Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Về công tác tổ chức các chương trình chiếu phim, lãnh đạo Cục Điện ảnh cho biết, hạng mục phim dự thi được tuyển chọn từ tất cả các nền điện ảnh trên thế giới, với điều kiện các phim chưa từng dự thi tại một Liên hoan phim quốc tế nào ở châu Á đối với phim truyện.

Về tổ chức các sự kiện khác, Chợ dự án làm phim được tổ chức từ ngày 8 - 10/11 tại khách sạn Daewoo. Có 8 dự án tham gia, trong đó 4 dự án phim nước ngoài thuộc các nước: Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh và 4 dự án phim Việt Nam.

Trong khuôn khổ của Liên hoan phim sẽ có 2 cuộc hội thảo được tổ chức. Hội thảo 1 với chủ đề "Tiêu điểm điện ảnh Đức" vào ngày 8/11; hội thảo 2 có chủ đề "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" vào ngày 9/11.

Triển lãm do Viện Phim phối hợp tổ chức với chủ đề "Các di sản của Việt Nam được UNESCO" công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh", được khai mạc vào lúc 11 giờ ngày 7/11, diễn ra đến 11/11 tại khách sạn Daewoo, Hà Nội.

Về các rạp chiếu phim, Ban Tổ chức đã làm việc với các cụm rạp: Trung tâm chiếu phim Quốc gia; BHD Phạm Ngọc Thạch; CGV Nguyễn Chí Thanh. Các cụm rạp sẽ chiếu phim phục vụ Ban Giám khảo và chiếu phim miễn phí phục vụ khán giả; tổ chức giao lưu nghệ sĩ đối với các phim dự thi…

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông nhấn mạnh, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII - năm 2024 được tổ chức thành công sẽ góp phần quảng bá hình ảnh một Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới.

Theo kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

fbytzltw