Nhân Ngày quốc tế người khuyết tật (3/12)

Quan tâm giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

LCĐT - Những năm qua, cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo luôn quan tâm công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, giúp các em được đến trường học tập, được giáo dục kỹ năng sống, từng bước xóa bỏ mặc cảm để tự tin hòa nhập cộng đồng.

Em Dương Thị Yên, học sinh lớp 8, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn. Năm 9 tháng tuổi, Yên bị tai nạn và bỏng nửa mặt, vùng ngực, tay. May mắn đã đến với Yên, năm 2017, nhờ sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SC), em được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí phẫu thuật. Nhờ vậy, Yên đã có thể cử động cơ mặt dễ dàng hơn, nói rõ hơn và đã cầm được bút, mọi hoạt động sinh hoạt, học tập đều tự mình làm được. Yên tâm sự: Em thấy mình được sinh ra một lần nữa, tự tin đến trường và thực hiện những ước mơ trong tương lai.

Yên chỉ là một trong số những trẻ khuyết tật được SC hỗ trợ thông qua Dự án Giáo dục hòa nhập trong Chương trình “Phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trọng tâm”. Dự án được triển khai từ năm 2016 tại huyện Văn Bàn và huyện Bảo Yên, sau đó mở rộng tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương. Thông qua dự án, đã có 27 trẻ khuyết tật được hỗ trợ khám và phẫu thuật miễn phí. Chương trình còn hỗ trợ toàn bộ phí đi lại của trẻ và người thân khi tới khám, phẫu thuật tại bệnh viện.

Giám sát chuyên đề chính sách về giáo dục người khuyết tật và hỗ trợ giáo viên giáo dục người khuyết tật tại huyện Si Ma Cai.
Giám sát chuyên đề chính sách về giáo dục người khuyết tật và hỗ trợ giáo viên giáo dục người khuyết tật tại huyện Si Ma Cai.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Kim Sao, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) cho biết: Năm học 2022 - 2023, trường có 7 học sinh khuyết tật đã và đang được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước, trong đó có 6 em huộc diện hộ nghèo, cận nghèo được hưởng hỗ trợ 1.490.000 đồng/tháng/học sinh theo Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC; 100% học sinh được kiểm tra, đánh giá, động viên theo tiến bộ năng lực cá nhân. Hằng năm, nhà trường tổ chức thăm, tặng quà động viên học sinh khuyết tật nhân dịp tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh hiện có 1.315 học sinh khuyết tật hòa nhập từ khối mầm non đến THPT. Trong năm học 2021 - 2022, có 866 học sinh được hỗ trợ học bổng và chi phí học tập theo Thông tư liên tịch số 42 với tổng kinh phí hơn 8,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy học đối với học sinh khuyết tật được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo. Các em được miễn một số môn học hoặc giảm nhẹ yêu cầu môn học, hoạt động giáo dục do tình trạng khuyết tật gây nên; được bố trí chỗ ngồi thuận lợi cho việc học, tiếp thu bài giảng, giúp các em tham gia nhiều hơn các hoạt động cùng bạn học. Các trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tư vấn, hỗ trợ cha mẹ và học sinh khuyết tật các vấn đề liên quan trong hoạt động hằng ngày và quá trình học tập. Cùng với các hoạt động giáo dục trong chương trình chung, nhiều trường còn tổ chức các loại hình cho học sinh khuyết tật trong học tập và sinh hoạt tập thể, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng, như đôi bạn học tập, cùng bạn đến trường…

Toàn tỉnh có hơn 7.000 người khuyết tật, trong đó hơn 1.500 người khuyết tật đặc biệt nặng, hơn 4.800 người khuyết tật nặng. Mỗi năm Lào Cai có 70% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; có 550 trẻ và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và 1.050 người được cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

Bên cạnh hiệu quả mang lại, việc thực hiện chính sách với trẻ khuyết tật ở Lào Cai vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế. Đó là nhận thức của cộng đồng về giáo dục khuyết tật chưa được nâng cao nên còn có sự kỳ thị; bản thân người khuyết tật vẫn mặc cảm, chưa đủ tự tin để hòa nhập. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có trường học chuyên biệt về chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật; trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật còn ít và thiếu - trang thiết bị…

Để tháo gỡ những bất cập trên, đồng thời giúp trẻ khuyết tật được học tập, hòa nhập cộng đồng, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, ngành và toàn xã hội. Trong đó, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục học sinh khuyết tật, đặc biệt là các lớp bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng dạy hòa nhập ở từng dạng tật; đầu tư trang - thiết bị chuyên biệt hỗ trợ các em học tập, hòa nhập…

Giáo dục cho học sinh khuyết tật hòa nhập không những giúp các em được hưởng quyền học tập bình đẳng, mà còn là cơ hội để các em có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân, tiếp cận môi trường xã hội, tham gia các hoạt động, phong trào như học sinh khác trong trường, từ đó các em có cơ hội tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội khi trưởng thành. Vì vậy, công tác này rất cần sự quan tâm của toàn xã hội, nhà trường và gia đình, giúp các em xóa bỏ mặc cảm, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

fb yt zl tw