Phương pháp xử lý rơm thân thiện môi trường ở Việt Nam lên truyền thông quốc tế

Hãng thông tấn AFP (Pháp) đã chia sẻ về việc xử lý rơm thân thiện với môi trường được ứng dụng và phổ biến ở Việt Nam. 

Theo trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGIAR, việc xử lý rơm thân thiện với môi trường đã được ứng dụng và phổ biến “rộng rãi đến nông dân và các cán bộ nông nghiệp địa phương” khắp Việt Nam.

Phương pháp xử lý rơm thân thiện môi trường ở Việt Nam lên truyền thông quốc tế ảnh 1
Người nông dân dùng xe để thu gom rơm trên đồng ruộng ở Cần Thơ. 

Gạo là lương thực chính của châu Á đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 10% lượng khí thải methane toàn cầu. Vi khuẩn sinh trưởng trong ruộng lúa ngập nước tạo ra lượng methane cao. Vi khuẩn này còn phát triển mạnh nếu rơm rạ còn sót lại trên ruộng phân hủy sau khi thu hoạch. Do đó, các nhà khoa học truyền thông điệp rằng không thể bỏ qua gạo trong cuộc chiến giảm khí thải.

Trước đây, những cánh đồng lúa ở quê nhà thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) bị đốt cháy để nhường chỗ cho vụ mùa tiếp theo, khiến bầu trời đen nhám và không khí tràn ngập khí nhà kính. Gờ đây họ không còn để rơm phân hủy trên cánh đồng hoặc đốt như trước nữa.

Những nông dân đã tham gia sáng kiến loại bỏ rơm rạ trên đồng ruộng và dùng chúng để trồng nấm, làm phân bón hữu cơ, từ đây kiếm được một khoản thu nhập nhỏ. Chương trình này do Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức, là một trong số ít chương trình trên khắp Việt Nam và khu vực đang cố gắng giảm dần lượng khí thải methane từ sản xuất lúa gạo.

Nhiều sáng kiến không phải là mới nhưng đã được chú ý kể từ khi có 100 quốc gia ký Cam kết khí methane Toàn cầu vào hai năm trước. Các nước tham gia ký kết đồng ý đến năm 2030 giảm 30% lượng khí thải so với mức của năm 2020. Một số quốc gia trong nhóm sản xuất gạo lớn nhất thế giới như Indonesia, Bangladesh và Việt Nam đã ghi tên trong Cam kết khí methane Toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ không tham gia ký kết.

Tại Việt Nam, khi mùa thu hoạch sắp kết thúc, nông dân đẩy những chiếc xe chở đầy cuộn rơm. Chúng sau đó sẽ được ngâm nước và trải ra để trồng nấm rơm. Khi nấm trưởng thành được bán đi, người nông dân lấy lại rơm và đưa vào máy ủ phân. Hai tháng sau, nó sẽ sẵn sàng - và có thể được bán với giá khoảng 3.400 đồng/kg.

Theo nhiều nông dân, trước đây, một vài người nông dân làm việc này thủ công nhưng tốn nhiều sức lực và chi phí thì cao. Nay họ giảm được một nửa chi phí và sẽ mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Lúa trải qua một hành trình tốt. Họ không để lãng phí bất cứ thứ gì.

Theo trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGIAR, việc xử lý rơm thân thiện với môi trường đã được ứng dụng và phổ biến “rộng rãi đến nông dân và các cán bộ nông nghiệp địa phương” khắp Việt Nam.

Nhà khoa học Bjoern Ole Sander tại IRRI lý giải không giống như các loại cây trồng khác, ruộng lúa có một lớp nước đọng nên không có sự trao đổi không khí giữa đất và không khí. Ông cho biết vi khuẩn trên ruộng lúa ăn các chất hữu cơ và sản sinh khí methane.

Ngoài xử lý rơm, IRRI còn phát động chương trình khác có tên Ướt và Khô xen kẽ (AWD) nhằm giải quyết nước đọng trên ruộng lúa để bổ sung oxy và giảm vi khuẩn tạo khí methane. AWD đã được áp dụng trên hơn 200.000 ha đất trồng lúa ở tỉnh An Giang và CGIAR đánh giá nó đã tạo ra sự khác biệt đáng kể.

Đối với người nông dân, họ rất tự hào khi được đóng góp vào nền nông nghiệp bền vững hơn đồng thời thu được nhiều lợi ích nhất từ vụ mùa của họ. Với nhiều nông dân, khi nhận ra cách tận dụng rơm, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị "bỏ rơi" khi tắt sóng 2G

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị "bỏ rơi" khi tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố lộ trình tắt sóng 2G. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị 'bỏ rơi' khi tắt sóng 2G

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị 'bỏ rơi' khi tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố lộ trình tắt sóng 2G. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Kim Thành trên nền tảng cửa khẩu số

Ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Kim Thành trên nền tảng cửa khẩu số

Ngày 18/7/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) trên nền tảng cửa khẩu số.

Phải mạnh dạn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Phải mạnh dạn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số được tổ chức vào sáng 19/7. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì và được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm quản lý, khai thác hiệu quả các dữ liệu, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho du khách là yếu tố quan trọng nâng cao giá trị điểm đến, tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu du lịch của từng địa phương cũng như cả nước.

Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Việc đưa vào vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đã làm thay đổi nhận thức và cung cấp tiện ích lớn đối với mỗi CBCCVC, tạo một sổ tay điện tử thông tin cá nhân có thể dễ dàng truy cập tra cứu, trích xuất, lưu trữ các thông tin về: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lương, phụ cấp, khen thưởng, lý lịch bất cứ lúc nào.

Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số

Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số

Tối 11/7, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI - năm 2024 với chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số” đã khai mạc tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Liên hoan do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Chuyển đổi số góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực cho phát triển mới

Chuyển đổi số góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực cho phát triển mới

Chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. 

fb yt zl tw