Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa giữ nghề truyền thống

Giữa nhịp sống hối hả của thời đại 4.0, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa (Lào Cai) vẫn bền bỉ duy trì nghề thủ công se lanh, nhuộm, dệt vải, thêu may truyền thống, lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ sau.

Mỗi họa tiết được thêu, hình tròn, đường cong hay hình xoáy trôn ốc...đều là ký hiệu thực tế. Với bà Sùng Thị Khu, những sản phẩm thổ cẩm như một bức tranh sinh động của cuộc sống, gửi gắm cả những tâm tư, tình cảm của người thêu.

Nét hoa văn thổ cẩm được tạo nên từ bàn tay người phụ nữ Mông ở Sa Pa.

"Nếu chăm chỉ thì mất khoảng 5 tháng còn không thì phải mất cả 1 năm mới xong 1 bộ trang phục. Thổ cẩm không chỉ là trang trí, đây còn là vũ khí chống lại mọi cái xấu, giúp người dân tộc chúng tôi có thêm sức mạnh, giữ gìn hạnh phúc", bà Sùng Thị Khu nói.

Những sản phẩm thổ cẩm được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo.

Thổ cẩm khi gắn liền với những câu chuyện dân gian đã trở nên mới mẻ hơn nhiều. Vẫn là những chiếc khăn, túi, váy áo của người Mông, nhưng trong những sản phẩm của bà Sùng Thị Khu, thôn Ý Lình Hồ, xã Hoàng Liên dường như có một dòng chảy văn hóa truyền thống rất sống động.

Theo bà Khu, thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo, cần cù của người phụ nữ. Để làm ra tấm vải thổ cẩm, người phụ nữ đã được truyền dạy từ ngày còn thơ bé, với các kỹ thuật, công đoạn tỉ mỉ, cầu kỳ. Từ nhiều đời nay, họ luôn ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống, trong đó có kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh.

Thị xã Sa Pa hiện có gần 30 tổ, nhóm, câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm.

Bà Thào Thị Sung, thôn Sín Chải, xã Hoàng liên chia sẻ: "Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng một thanh tre nhỏ, nẹp vào thanh tre một lá đồng hình tam giác làm ngòi bút. Bút càng mỏng hoa văn vẽ càng đẹp. Trước khi vẽ thì chấm bút vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng, dùng tay kẻ những đường thẳng trên vải".

Tâm huyết với nghề truyền thống, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng đang góp phần cùng phụ nữ vùng cao nỗ lực để phát huy giá trị của thổ cẩm. Hiện công ty đang có 30 lao động làm việc thường xuyên và khoảng 200 phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa được đặt hàng thêu thổ cẩm.

Bà Cung Thị Mai, Giám đốc Công ty cho biết: "Chúng tôi toàn tự cung tự cấp ho khách du lịch, tại đây chúng tôi gặp khó khăn trong việc ổn định việc làm cho chị em, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm duy trì và hoàn thành việc hỗ trợ tạo việc làm ổn định.

Thị xã Sa Pa hiện có gần 30 tổ, nhóm, câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm, với hàng trăm hội viên. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số mộc mạc, giản dị này thật sự đã thổi “hồn” văn hóa bản địa để tạo nên sự tinh túy những sản phẩm dệt thêu thổ cẩm, sản phẩm đặc sắc của địa phương.

Theo VOV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw