Phụ nữ cả nước tưng bừng bước vào "Tuần lễ Áo dài" năm 2025

Ngày 1/3 - ngày đầu tiên của "Tuần lễ Áo dài" năm 2025 do TƯ Hội LHPN Việt Nam phát động, cán bộ, hội viên, phụ nữ trên mọi miền đất nước đã có nhiều hoạt động sôi nổi, độc đáo để hưởng ứng.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam (giữa) và các đại biểu diễu hành, tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam trong sự kiện diễn ra sáng 1/3 tại An Giang.
Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam (giữa) và các đại biểu diễu hành, tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam trong sự kiện diễn ra sáng 1/3 tại An Giang.

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 65 năm Phong trào Đồng khởi (17/1/1960 - 17/1/2025) với vai trò quan trọng của "Đội quân tóc dài", 60 năm Phong trào "Ba đảm đang" (3/1965 - 3/2025); đặc biệt kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025), 1985 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; phát huy thành công của chuỗi hoạt động hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài" từ năm 2019 đến nay; nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam phát động "Tuần lễ Áo dài" và đồng diễn dân vũ từ ngày 1/3 đến ngày 8/3/2025 trên phạm vi toàn quốc.

* Tại An Giang: Sáng 1/3, tại Công trường Trưng Nữ Vương (TP Long Xuyên) Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp Liên đoàn lao động tỉnh An Giang tổ chức Ngày hội tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam.

Đến dự có bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Lê Văn Nưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Phan Thị Diễm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, bà Lư Thị Kim Thùy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh (Trưởng và phó Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội), cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan hữu quan, khách mời và 1.500 cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, phụ nữ, học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Long Xuyên tham gia dự và diễu hành trang phục Áo dài truyền thống Việt Nam.

Với chủ đề “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, sự kiện Ngày hội tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam được tổ chức nhiều nội dung mang ý nghĩa sâu sắc, như: Ôn lại truyền thống hào hùng của người phụ nữ Việt Nam trong tiến hành dựng nước, vệ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa; biểu diễn văn nghệ với chủ đề áo dài Việt Nam, trình diễn áo dài với chủ đề “Áo dài - tâm hồn Việt”… và cuối cùng là diễu hành tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam.

Sự kiện Ngày hội tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam tại An Giang với hơn 1.500 đại biểu cùng tham gia đồng diễn và diễu hành áo dài.
Sự kiện Ngày hội tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam tại An Giang với hơn 1.500 đại biểu cùng tham gia đồng diễn và diễu hành áo dài.

1.500 phụ nữ cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, phụ nữ, học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Long Xuyên trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam tay giơ cao và vẫy lá cờ Tổ quốc đi vòng quanh khu vực Công trường Trưng Nữ Vương và Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng… đã góp phần lan tỏa tinh thần tự hào dân tộc, tự hào áo dài Việt Nam.

* Tại Đồng Tháp: Sáng ngày 1/3, tại Công viên Văn Miếu (Phường 1, TP Cao Lãnh), Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức mít-tinh hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”; đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Phụ nữ mặc áo dài xếp số 1.985 chào mừng kỷ niệm 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phụ nữ mặc áo dài xếp số 1.985 chào mừng kỷ niệm 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Tại buổi mít-tinh, bà Nguyễn Thị Nhanh - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh - phát biểu ôn lại truyền thống 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; đồng thời phát động hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2025 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động. Chủ tịch Hội LHPN tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh mặc áo dài trong các hoạt động, sự kiện tại cơ quan, đơn vị từ ngày 1 - 8/3/2025. Mỗi cấp Hội căn cứ điều kiện thực tế tích cực tổ chức các hoạt động thiết thực, đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của “Tuần lễ Áo dài”. Qua đó, tôn vinh nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Đất Sen hồng nói riêng; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị chiếc Áo dài của dân tộc đến với cộng đồng.

Cán bộ, hội viên, phụ nữ diễu hành tôn vinh vẻ đẹp chiếc Áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Cán bộ, hội viên, phụ nữ diễu hành tôn vinh vẻ đẹp chiếc Áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi mít-tinh, lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, cán bộ hội viên, phụ nữ, người dân tham gia diễu hành qua các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Đặng Văn Bình, Ngô Thì Nhậm, Võ Trường Toản (Phường 1, TP Cao Lãnh) nhằm lan tỏa vẻ đẹp chiếc Áo dài truyền thống Việt Nam.

* Tại Hà Tĩnh: Sáng 8/3, Hội LHPN tỉnh tổ chức Chương trình diễu hành “Duyên dáng Áo dài phụ nữ Hà Tĩnh” và Đồng diễn Dân vũ năm 2025.

Tại Quảng trường Thành Sen (Thành phố Hà Tĩnh), hơn 1.000 cán bộ hội, hội viên phụ nữ các đơn vị thuộc Hội LHPN thành phố, các vùng phụ cận và Hội phụ nữ Công an tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh đã có màn đồng diễn dân vũ trên nền nhạc 2 ca khúc "Cánh chim phượng hoàng" (nhạc sĩ Mars Anh Tú) và ca khúc "Phụ nữ Hà Tĩnh vươn xa" (nhạc sĩ Nguyễn Văn Mạnh) do Hội LHPN tỉnh biên đạo. Màn đồng diễn được chị em biểu diễn khi mềm mại, khi sôi nổi, đồng đều, khỏe khoắn; Kết thúc màn đồng diễn là khối đội hình xếp chữ “Phụ nữ Hà Tĩnh” đẹp mắt, thể hiện niềm tự hào, sức mạnh và tinh thần vươn lên của phụ nữ Hà Tĩnh trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phụ nữ mặc áo dài xếp chữ "Phụ nữ Hà Tĩnh".
Phụ nữ mặc áo dài xếp chữ "Phụ nữ Hà Tĩnh".
Đồng diễn dân vũ với áo dài.
Đồng diễn dân vũ với áo dài.

Sau màn đồng diễn dân vũ, đoàn đã diễu hành áo dài với chủ đề “Duyên dáng áo dài phụ nữ Hà Tĩnh” từ Quảng trường Thành Sen đến Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Giữa không gian tràn ngập sắc màu những tà áo dài rực rỡ của phụ nữ Thành Sen với nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau, nhưng bằng tình yêu với chiếc áo dài Việt Nam, chị em gắn kết cùng nhau tạo nên một bức tranh rực rỡ, lung linh sắc màu, khẳng định một niềm tự hào “Tôi yêu Áo dài Việt Nam”. Đặc biệt, đoàn diễu hành áo dài có sự tham gia của các đồng chí nữ lãnh đạo, nguyên nữ lãnh đạo cấp tỉnh, các sở, ban ngành, nữ cán bộ công chức, viên chức, người lao động và đông đảo các tầng lớp phụ nữ yêu thích áo dài cùng hòa mình vào dòng người để cùng trình diễn, tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp áo dài Việt Nam và khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Diễu hành áo dài.
Diễu hành áo dài.

Cùng với chương trình quy mô cấp tỉnh, tại 100% huyện, thành phố, thị xã đều đồng loạt tổ chức Chương trình Diễu hành áo dài và Đồng diễn dân vũ với sự tham gia của gần 13.000 hội viên phụ nữ, tiêu biểu như điểm cầu của Hội LHPN huyện Can Lộc với 1000 hội viên tham gia; điểm cầu của Hội LHPN huyện Kỳ Anh với 950 hội viên tham gia và rất nhiều điểm cầu tại các huyện, thị, xã, phường, thị trấn tạo nên một không khí phấn khởi và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần ngày hội đến khắp mọi nơi.

Theo phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Lung linh vẻ đẹp di sản trong "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng"

Lung linh vẻ đẹp di sản trong "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng"

Tối 8/3, Chương trình nghệ thuật giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” đã diễn ra tại Cụm di tích đình, chùa Trường Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, thu hút sự tham dự của đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Hà Nội, cùng đông đảo nhân dân Thủ đô.

“Cánh tay nối dài” của Thư viện tỉnh

“Cánh tay nối dài” của Thư viện tỉnh

Trường THCS Bắc Cường (thành phố Lào Cai) là một trong những đơn vị trường học đang thực hiện hiệu quả việc xây dựng tủ sách, thư viện cơ sở. Mỗi ngày, thư viện thu hút hàng chục lượt học sinh đến đọc sách, giải trí trong giờ ra chơi. Để giúp học sinh có tâm lý thoải mái khi đến thư viện, ngoài việc mở cửa tự do, nhà trường tích cực thay đổi không gian của thư viện bằng việc thiết kế những chiếc bàn “đa năng”.

Bài 2: Độc đáo những di tích lịch sử - văn hóa quốc gia dọc sông Hồng

Sông Hồng – Hành trình di sản: Bài 2: Độc đáo những di tích lịch sử - văn hóa quốc gia dọc sông Hồng

Trong bài viết trước, chúng tôi đã đi theo những dấu vết khảo cổ ngàn năm để tìm về một thời kỳ nguyên thủy khi những bộ tộc người Việt cổ định cư bên bờ sông Hồng, các Vua Hùng xây dựng nhà nước Văn Lang gắn với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Tiếp theo hành trình di sản dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các địa phương, minh chứng cho sự phát triển của các triều đại phong kiến tạo nên bức tranh văn hóa sông Hồng nhiều màu sắc.

Nhìn từ hiện tượng "Bắc Bling"

Nhìn từ hiện tượng "Bắc Bling"

Hiện tượng MV “Bắc Bling” của ca sĩ Hòa Minzy vẫn đang tiếp tục chiếm sóng trên các mạng xã hội. Có lẽ cũng lâu lắm rồi mới thấy xuất hiện một ca khúc quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống mà lại được giới chuyên môn và cộng đồng đón nhận nồng nhiệt như vậy. Ra mắt ngày 1/3, chỉ sau vài ngày MV “Bắc Bling” đã lọt top 1 Trending YouTube tại Việt Nam với 9 triệu lượt xem (tính đến ngày 4/3). Không chỉ chiếm lĩnh bảng xếp hạng YouTube, MV còn giữ vị trí số 1 trên ZingChart Realtime…

fb yt zl tw