Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Các loại bánh handmade (hay còn gọi là bánh "nhà làm") hiện có xu hướng lên ngôi đối với một số người tiêu dùng ưa chuộng ẩm thực truyền thống. Ngoài ra, một trong những lý do khiến các loại thực phẩm gắn mác handmade “hút khách” còn là bởi thực phẩm này được cho là chế biến sạch sẽ, an toàn.

Tuy nhiên, mới đây, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã khiến dư luận không khỏi tranh cãi khi nêu quan điểm “bánh nhà làm chỉ nên để nhà ăn”, bởi tiềm ẩn những nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm do điều kiện chế biến, không kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm, sản phẩm dễ bị hỏng do bảo quản không tốt...

ThS.BS Nguyễn Hoài Thu, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho rằng, thị trường thực phẩm “nhà làm” ở nước ta rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên có sạch, có an toàn như các lời quảng cáo hay không thì chưa có kiểm chứng…

"Nếu chỉ sử dụng trong gia đình thì khá yên tâm. Thế nhưng nếu sản xuất với quy mô lớn thì các thực phẩm handmade đôi khi không đáp ứng được một số quy chuẩn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế, rủi ro về an toàn thực phẩm cũng là rất lớn".

13-7-banh.jpg
Thực phẩm handmade cần phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (Ảnh minh họa.

Hàng "nhà làm", chiếu theo quy định của pháp luật về hàng hóa, đa phần không có gì ngoài niềm tin. Bởi thực tế, các thực phẩm dạng này hầu hết đều không đăng ký kinh doanh, không có giấy tờ chứng minh chất lượng, nguồn gốc thực phẩm, kể cả hạn sử dụng. Và như vậy, một chữ tín thôi sẽ là chưa đủ…

"Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt hơn. Bởi vì khi đó sẽ liên quan đến câu chuyện sức khỏe của cộng đồng. Người sản xuất cần phải cẩn thận hơn, đặc biệt là nguyên vật liệu phải đảm bảo được nguồn gốc, có giấy tờ rõ ràng. Bên cạnh đó, khâu chế biến cũng phải lựa chọn các đồ dùng, dụng cụ chế biến đảm bảo vệ sinh. Cùng với quy trình đó thì khâu vận chuyển, đóng gói cũng rất quan trọng trong việc đưa tới người tiêu dùng sản phẩm an toàn", ThS.BS Nguyễn Hoài Thu lưu ý.

Chẳng ai cấm hàng "nhà làm" để dùng, nhưng khi đã thương mại, dù là bán ở quy mô hẹp cho bạn bè, người quen thì cũng phải tuân thủ những nguyên tắc tối thiểu về an toàn thực phẩm. Đó là trách nhiệm với người tiêu dùng và với chính bản thân người làm ra sản phẩm.

"Trước tiên các hộ sản xuất cần có ý thức, phải có đăng ký kinh doanh để có thể hỗ trợ một phần cho nhà nước trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm một cách dễ dàng. Thứ hai, các cơ quan quản lý cần chia ra những đợt kiểm tra đột xuất cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn đối với loại thực phẩm này, đặc biệt trên các trang mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử", BS. Nguyễn Hoài Thu nêu quan điểm.

Đã đến lúc cần phải có một bộ tiêu chuẩn cụ thể đối với các sản phẩm “nhà làm” khi lưu hành trên thị trường, như là giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm nghiệm định kỳ, truy xuất nguồn gốc… thay vì chỉ dựa vào chữ tín hay niềm tin. Có như vậy, các sản phẩm “nhà làm” mới đảm bảo đáp ứng các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì sức khỏe người tiêu dùng.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông giúp dân giữa dòng nước lũ

Lào Cai: Cảnh sát giao thông giúp dân giữa dòng nước lũ

Trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Trịnh Tường, Đội Cảnh sát giao thông số 5, tổ tuần tra kiểm soát số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lào Cai đã có hành động dũng cảm, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua cây cầu bị nước lũ dâng cao.

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

Hà Anh Thư, sinh năm 2010, nữ sinh dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La đã mang đến niềm vui lớn cho gia đình, thầy cô, bạn bè khi trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lào Cai. Suốt quá trình học tập, Thư luôn chăm ngoan, say mê học tập, khiêm nhường, trở thành tấm gương sáng cho nhiều học sinh vùng cao noi theo.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

fb yt zl tw