Giáo dục Lào Cai ổn định sau sáp nhập, hướng tới phát triển toàn diện

Ngành giáo dục Lào Cai nỗ lực duy trì quy mô ổn định, nâng cao chất lượng và hướng tới phát triển toàn diện.

Sau sáp nhập, ngành giáo dục Lào Cai nỗ lực ổn định tổ chức bộ máy, duy trì hiệu quả hoạt động của 1.045 cơ sở giáo dục, với hơn 15.300 lớp học và gần 470.000 học sinh.

Sau sáp nhập, ngành giáo dục Lào Cai nỗ lực ổn định tổ chức bộ máy, duy trì hiệu quả hoạt động của 1.045 cơ sở giáo dục, với hơn 15.300 lớp học và gần 470.000 học sinh.

Ổn định tổ chức, giữ vững quy mô

Từ ngày 1/7/2025, theo chủ trương sắp xếp tổ chức hành chính, hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới. Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai Sở GD&ĐT cũ. Trong bối cảnh chuyển giao, ngành giáo dục đã nỗ lực ổn định tổ chức bộ máy, duy trì hiệu quả hoạt động của 1.045 cơ sở giáo dục, với hơn 15.300 lớp học và gần 470.000 học sinh.

Giáo dục mầm non hiện có 370 trường (195 trường thuộc địa bàn Lào Cai cũ, 175 trường thuộc Yên Bái cũ); tiểu học có 221 trường; THCS 363 trường; THPT 68 trường; hệ giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp duy trì 21 đơn vị. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 3 cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng với gần 8.200 sinh viên.

Cô Bùi Thị Kiên Nhẫn, giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong chia sẻ: “Sau sáp nhập, trường tôi và nhiều trường khác vẫn giữ nguyên đội ngũ, mô hình tổ chức và hoạt động. Tên mới của trường mang nhiều ý nghĩa, hy vọng sẽ là động lực để tập thể tiếp tục phát triển.”

Toàn ngành hiện có hơn 31.000 viên chức, người lao động, trong đó gần 26.000 là giáo viên từ bậc mầm non đến THPT và hệ giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong trong tiết thực hành môn Vật lý.
Học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong trong tiết thực hành môn Vật lý.

Linh hoạt điều hành, nâng chất lượng dạy học

Năm học 2024–2025, dù trong quá trình hợp nhất, hai Sở GD&ĐT cũ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời về triển khai Chương trình GDPT 2018, tổ chức dạy học 5 buổi/tuần, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản trị nhà trường bằng hệ thống hồ sơ điện tử, chữ ký số...

Các trường được trao quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch giáo dục, gắn với điều kiện thực tế; chú trọng chuyển từ tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Toàn tỉnh đã tổ chức trên 8.000 tiết dạy minh họa trong năm học vừa qua.

Mô hình “trường giúp trường” tiếp tục được nhân rộng, với hơn 500 lượt hỗ trợ giữa các cơ sở về chương trình, sách giáo khoa, nhân sự. Đội ngũ giáo viên cốt cán đóng vai trò tổ tư vấn chuyên môn, giúp các trường vùng khó triển khai hiệu quả chương trình mới.

Chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt. Học sinh lớp 6 đạt tỷ lệ rèn luyện tốt 80,19%, tăng hơn 4% so với năm học 2021–2022. Học sinh lớp 10 đạt học lực khá, giỏi trên 64%, tăng gần 9% so với năm trước.

Em Dương Châu Thiên Ý, lớp 7B, Trường THCS Ngô Văn Sở (phường Lào Cai) giành Huy chương Bạc tại Crescendo 2025.
Em Dương Châu Thiên Ý, lớp 7B, Trường THCS Ngô Văn Sở (phường Lào Cai) giành Huy chương Bạc tại Crescendo 2025.

Hướng tới giáo dục công bằng và toàn diện

Tại các địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngành giáo dục tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Hai địa bàn sáp nhập đều duy trì chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập tiểu học đạt mức độ 3; THCS đạt mức độ 2, trong đó một số địa phương đạt mức độ 3.

Giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật được quan tâm. Năm học vừa qua, toàn tỉnh có 6 cơ sở được cấp phép can thiệp và hỗ trợ cho 260 trẻ khuyết tật, với sự tham gia của 53 giáo viên và cán bộ chuyên môn.

Hoạt động giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được chú trọng, nhất là ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp. Em Lý Đình Duy, học sinh Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên Lào Cai chia sẻ: “Chúng em vừa học văn hóa, vừa được học nghề. Các thầy cô luôn quan tâm đến cuộc sống của chúng em, tạo động lực rất lớn.”

Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng sống, hướng nghiệp tại vùng sâu còn gặp khó khăn do thiếu cơ sở vật chất, nhân lực. Một số môn học tích hợp như Khoa học Tự nhiên bậc THCS còn thiếu giáo viên chuyên trách, ảnh hưởng đến bố trí giảng dạy.

Thí sinh Lào Cai dự thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng.
Thí sinh Lào Cai dự thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng.

Ghi dấu thành tích nổi bật

Năm học 2024–2025, học sinh Lào Cai đạt 71 giải tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia – cao nhất từ trước đến nay, trong đó có 2 giải Nhất và nhiều em được chọn vào đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế.

Lần đầu tiên, học sinh Lào Cai, em Nguyễn Huy Phong giành Huy chương Đồng Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều học sinh khác đạt thành tích xuất sắc như Trần Như Ý (Huy chương Vàng ASMO và IOE quốc gia), Nguyễn Đức Minh (Huy chương Vàng Piano tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế), Má Thị Hoa Mai (phá kỷ lục Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc nội dung 1500m nữ)...

Những kết quả này phản ánh hiệu quả công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đồng thời khẳng định hướng đi đúng đắn của ngành giáo dục Lào Cai trong đổi mới và nâng cao chất lượng.

Thí sinh Lào Cai thực hiện tiết mục dự thi hòa tấu piano với dàn nhạc chuyên nghiệp tại cuộc thi Crescendo 2025.
Thí sinh Lào Cai thực hiện tiết mục dự thi hòa tấu piano với dàn nhạc chuyên nghiệp tại cuộc thi Crescendo 2025.

Định hướng phát triển giai đoạn 2025–2030

Ngành giáo dục Lào Cai xác định các định hướng lớn đến năm 2030: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; duy trì vững chắc kết quả phổ cập và xóa mù chữ; tăng cường năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong quản trị và dạy học sẽ được đẩy mạnh; ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá; tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hướng nghiệp gắn với thực tiễn địa phương.

Kết hợp giữa hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát huy nội lực đội ngũ và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục sẽ là nền tảng để giáo dục Lào Cai phát triển bền vững, toàn diện và phù hợp với đặc thù vùng cao Tây Bắc.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tỏa sáng trí tuệ

Tỏa sáng trí tuệ

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lào Cai năm học 2025 - 2026, có 10 thủ khoa tiêu biểu ở các môn chuyên. Đây là kết quả của tinh thần học tập nghiêm túc, những ngày tháng miệt mài ôn luyện và sự kiên trì theo đuổi tri thức. Thành tích ấy không chỉ xứng đáng được ghi nhận, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ học sinh tiếp theo - những người đang bắt đầu viết giấc mơ của riêng mình.

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

fb yt zl tw