Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế

Sáng 12/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế tại phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, ngày 12/11
Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế tại phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, ngày 12/11

"Theo chương trình Quốc hội, đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế đã báo cáo giải trình và trả lời nhiều câu hỏi chất vấn về các nhóm vấn đề thuộc phạm vi chất vấn. Đây là các vấn đề hết sức thiết thực, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe, đời sống của nhân dân và cũng đang là vấn đề nổi lên trong thực tiễn quản lý, đang được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các cấp, các ngành và nhân dân đặc biệt quan tâm", Phó Thủ tướng Lê Thành Long nói.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận, như chưa khắc phục được triệt để tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, chậm xử lý một số dự án vướng mắc, bất cập trong quản lý thực phẩm chức năng, phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác y tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó đã tập trung xây dựng trình Quốc hội nhiều dự án luật, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện tại các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở. Đồng thời nghiên cứu, rà soát, có cơ chế, chính sách, giải pháp căn cơ xử lý các vấn đề cả trước mắt cũng như lâu dài.

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, nhìn chung kết quả đạt được là cơ bản. Có nhiều vấn đề đã có chuyển biến tích cực, nhưng cũng có những vấn đề mới đạt kết quả bước đầu và còn một số bất cập cần tiếp tục tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết, trong đó cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật có liên quan.

"Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, quyết liệt chỉ đạo Bộ Y tế, toàn ngành y tế và các cấp, các ngành, các địa phương tập trung khắc phục những hạn chế bất cập, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Cùng với việc nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách, thì cũng cần tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý của ngành y tế; đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan liên quan, đồng thời kịp thời chấn chỉnh những bất cập trong tổ chức thực hiện.

Các đại biểu tham gia phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan
Các đại biểu tham gia phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Trên cơ sở nội dung trả lời chất vấn cụ thể Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh thêm một số nội dung.

Chủ động hơn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương để xử lý vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế

Cụ thể, về thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Phó Thủ tướng cho biết, việc này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt. Liên tục trong mấy năm gần đây, chúng ta đã tháo gỡ về thể chế, nhất là quy định về đấu thầu mua sắm và giải quyết các vướng mắc cụ thể, về cơ bản đã bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ tại một số cơ sở y tế công lập, nhất là một số loại thuốc đặc thù. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có thời điểm còn thiếu hụt một số loại thuốc trên thị trường thế giới, trong nước và còn tâm lý e ngại khi thực hiện mua sắm của các cơ sở y tế.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải thực hiện nghiêm quy định, có kế hoạch cụ thể, chủ động hơn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc này, trong đó có tăng cường trách nhiệm quản lý, trách nhiệm công vụ của các đơn vị thuộc Bộ Y tế có liên quan, của lãnh đạo địa phương có liên quan và kể cả giám đốc các bệnh viện.

Về quản lý thực phẩm chức năng, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định liên quan đến tất cả các khâu, tăng cường phối hợp giữa các ngành, các lực lượng có liên quan.

Về quản lý an toàn thực phẩm, thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là so với năm 2015, 2016, tuy nhiên tình hình diễn biến vẫn phức tạp. Chính phủ đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi Nghị định số 15/2018 quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm, triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đây là vấn đề được đề được đồng bào, cử tri cả nước và dư luận xã hội hết sức quan tâm. Tuy nhiên, còn nhiều quan điểm trái chiều, trong đó có ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về vấn đề này, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu biện pháp quản lý phù hợp để tăng cường quản lý đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác để báo cáo Quốc hội. Đồng thời giao Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng đề án sửa đổi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá để sớm báo cáo Quốc hội.

Phó Thủ tướng đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương các tiếp tục quan tâm đóng góp ý kiến, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tích cực xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra, để ngành y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mạng quan trọng bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Thời gian qua, nhiều trường hợp do ăn nhầm lá hoa thủy tiên, hoa chuông, cây, hoa quả rừng không rõ nguồn gốc dẫn đến bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn các loài cây dại, quả rừng khi không biết rõ nguồn gốc.

Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12): Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Thời gian qua, ngành y tế đã chú trọng triển khai hoạt động khám sàng lọc khuyết tật, tư vấn trong cộng đồng, giúp người khuyết tật tiếp cận sớm các dịch vụ kỹ thuật điều trị, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12): Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) nhiều hoạt động được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về đại dịch AIDS do lây nhiễm HIV, kêu gọi sự chung tay phòng, chống HIV/AIDS tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw