Phở, Nem rán Việt Nam gây ấn tượng ở Lễ hội Hữu nghị Seoul 2024

Trong 3 ngày (24-26/5) tại khu vực Quảng trường Gwanghwamun ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) diễn ra Lễ hội Hữu nghị Seoul 2024 (Seoul Friendship Festival 2024), với sự tham gia của đại diện ngoại giao và người dân của trên 70 quốc gia đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc.

Phở bò và Nem rán gây ấn tượng với nhiều thực khách Hàn Quốc cũng như quốc tế.
Phở bò và Nem rán gây ấn tượng với nhiều thực khách Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, chính quyền thành phố Seoul đã công bố “Lễ hội Hữu nghị Seoul 2024” là sự kiện toàn cầu tôn vinh các nền văn hóa đa dạng từ khắp nơi trên thế giới với chủ đề “Seoul và Thế giới thông qua Văn hóa”.

Tại lễ hội, du khách có thể trải nghiệm và thưởng thức các món ăn truyền thống, món tráng miệng, biểu diễn văn hóa, thông tin du lịch, phim ảnh và nhiều hoạt động văn hoá khác từ hơn 70 quốc gia trên thế giới. Đây là lễ hội có số lượng quốc gia tham gia nhiều nhất kể từ đại dịch COVID-19.

Đặc biệt, tại sự kiện năm nay, dọc khu vực suối Cheonggye, Ban tổ chức đã chuẩn bị rất nhiều gian hàng giới thiệu các món ăn truyền thống từ 46 quốc gia và khu ẩm thực K-food với các món ăn truyền thống của Hàn Quốc, nơi khách tham quan có thể tới để nếm thử hương vị của các nền ẩm thực trên thế giới.

Phở bò và Nem rán gây ấn tượng với nhiều thực khách Hàn Quốc cũng như quốc tế.
Phở bò và Nem rán gây ấn tượng với nhiều thực khách Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Gian hàng ẩm thực Việt Nam giới thiệu các món ăn vốn đã rất thân quen với người dân Hàn Quốc như Phở bò, Nem rán. Đặc biệt, món Phở bò mang hương vị cân bằng giữa vị ngậy của thịt bò, vị thơm của bánh phở kết hợp các yếu tố mặn, ngọt và thanh của gia vị, vị chua và tươi mát chanh tươi, góp phần kích thích khứu giác, vị giác của thực khách.

Nét tinh tế, đậm đà của món ăn Việt Nam đó đòi hỏi người đầu bếp phải có kỹ thuật điều phối phù hợp và sự kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu chính để thực hiện thành công. Chính hương vị thơm ngon của Phở bò và Nem rán đã gây ấn tượng với nhiều thực khách Hàn Quốc cũng như quốc tế. Các món ăn được chuẩn bị và chế biến bởi chính các cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc.

Tại Lễ hội Hữu nghị Seoul, ngoài ẩm thực, du khách còn được thưởng thức các tiết mục âm nhạc đặc sắc.
Tại Lễ hội Hữu nghị Seoul, ngoài ẩm thực, du khách còn được thưởng thức các tiết mục âm nhạc đặc sắc.

Lễ hội Hữu nghị Seoul là sự kiện văn hoá thường niên được tổ chức từ năm 1996. Giới chức thành phố Seoul cho biết sẽ nỗ lực đưa Lễ hội Hữu nghị Seoul trở thành nơi giao lưu để mọi người có thể trải nghiệm và tận hưởng sự quyến rũ của thế giới ngay tại Seoul; đồng thời đây cũng sẽ là sân chơi để công dân nước ngoài sống ở Hàn Quốc có thể chia sẻ, quảng bá văn hóa của quốc gia mình.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw