Phổ cập mầm non 5 tuổi: Còn lắm chông gai

Theo Bộ GD&ĐT, tiến độ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi hiện còn rất chậm. Số nơi đã được công nhận đạt chuẩn không nhiều, trong khi chỉ còn hai năm học nữa để hoàn thành mục tiêu phổ cập cấp học này trên toàn quốc vào 2015. Ghi nhận thực tế tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Học sinh Trường Mầm non Lương Thịnh (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

Học sinh Trường Mầm non Lương Thịnh (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

Điểm sáng hiếm hoi: Vĩnh Phúc, Lào Cai...

Vĩnh Phúc là một trong 6 địa phương đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Để đạt được kết quả này, Vĩnh Phúc đã đi trước trong việc đầu tư cho mầm non mà không đợi đến lúc Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non Trẻ em 5 tuổi vào năm 2010.

Từ khi có hệ thống trường mầm non chủ yếu là bán công và dân lập, tỉnh Vĩnh Phúc đã dùng ngân sách để chi cho lương giáo viên mầm non và hỗ trợ họ đóng bảo hiểm y tế.

Năm 2007, sau khi tỉnh ban hành nghị quyết “tam nông”, Vĩnh Phúc đã miễn toàn bộ học phí mầm non cho các cháu khu vực nông thôn.

“Đỉnh cao của việc đầu tư cho hệ thống mầm non là cuối năm 2009, liền một lúc Vĩnh Phúc chuyển 158 trường mầm non bán công sang công lập. Từ đó các trường mầm non hoàn toàn bình đẳng với trường phổ thông, được đầu tư về cơ sở vật chất, giáo viên được vào biên chế. Vĩnh Phúc về đích sớm là nhờ có quan điểm đầu tư rất mạnh và rất sớm cho giáo dục mầm non của tỉnh”, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc giải thích.

Là một tỉnh vùng cao biên giới, Lào Cai không có điều kiện như Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, từ hệ thống trường lớp mầm non rất sơ sài, tạm bợ, ba năm nay tỉnh đầu tư 385 tỷ đồng để xây dựng mới hoàn toàn 761 điểm trường.

“Chưa bao giờ tỉnh lại có một quyết tâm xây dựng lớn như thế cho giáo dục. Hiện tại về cơ bản các điểm trường trên toàn tỉnh đều đã xây xong, chỉ còn vài điểm nữa đang trong khâu hoàn thiện”, ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết.

Cái khó bó cái khôn

Nhưng không nhiều địa phương có thể chi mạnh tay như Lào Cai hay Vĩnh Phúc. Theo Vụ GD Mầm non, Bộ GD&ĐT, khó khăn lớn nhất hiện nay của các địa phương là vấn đề bố trí nguồn vốn để thực hiện, trong khi thiếu thốn cơ sở vật chất là tình trạng khá phổ biến ở các địa phương.

“Ban đầu chúng tôi dự kiến năm 2014 phấn đấu đạt chuẩn phổ cập nhưng giờ phải xin phép điều chỉnh chậm lại một năm. Số xã chưa được phổ cập còn lại không nhiều nhưng lại chủ yếu nằm ở hai huyện nghèo là Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Tỉnh rất quyết tâm nhưng nhiều khó khăn quá!”, ông Trần Xuân Hưng, Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái chia sẻ.

Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2015 cả nước đạt chuẩn phổ cập nhưng hiện nay vẫn còn 35% số tỉnh, thành phố chưa có huyện nào đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Một số địa phương có tỷ lệ số xã đạt phổ cập rất thấp như Kiên Giang đạt 4,8%, Sóc Trăng đạt 6,4%, An Giang đạt 9%...

Được biết hiện nay Yên Bái còn thiếu 316 phòng học mầm non, chủ yếu là thiếu ở các điểm trường đóng tại thôn bản. Để có chỗ học cho trẻ, ngành GD&ĐT Yên Bái phải mượn các nhà văn hóa thôn, bản.

Tình trạng thiếu thốn này dẫn tới một nghịch lý khác: Trước đây các cô giáo phải vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớp thì nay nhiều nơi phải “lờ” đi với trẻ dưới 36 tháng tuổi khi nhu cầu gửi trẻ của người dân tăng cao. Nhu cầu tăng nhanh trong khi nguồn lực không đáp ứng được, dẫu dăm năm gần đây mỗi năm tỉnh Yên Bái tăng hơn một trăm lớp mầm non.

Cô Mai Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lương Thịnh, huyện Trấn Yên cho biết: “Hiện nay trên địa bàn xã còn mấy chục cháu 3 - 4 tuổi chưa được ra lớp nhưng chúng tôi không dám vận động các cháu đi học. Để phổ cập mầm non 5 tuổi, hiện trường phải bố trí 5 nhóm lớp đi học nhờ hội trường thôn và trường tiểu học dù những nơi đó diện tích không đảm bảo, khuôn viên không phù hợp với trẻ mầm non”.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2013 - 2014 chỉ có thêm 18 tỉnh đăng ký đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi, trong đó hầu hết đều là những nơi sẵn có tiềm lực.

Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2015 cả nước đạt chuẩn phổ cập nhưng hiện nay vẫn còn 35% số tỉnh, thành phố chưa có huyện nào đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Một số địa phương có tỷ lệ số xã đạt phổ cập rất thấp như Kiên Giang đạt 4,8%, Sóc Trăng đạt 6,4%, An Giang đạt 9%... Mạng lưới trường lớp năm vừa qua đã được mở rộng, riêng mầm non tăng hơn 400 trường nhưng toàn quốc hiện vẫn còn 365 trên tổng số 11.124 xã, phường, thị trấn chưa có trường mầm non. Ngoài ra 2.879 thôn, bản hiện chưa có nhóm, lớp mầm non.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Bố trí và xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số; thắt chặt các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật;… là một số nội dung đáng chú ý tại các Nghị định mới ban hành của Chính phủ liên quan đến cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, diễn biến mưa trong 24 giờ qua như sau: Đêm 1/7 và sáng 2/7 các khu vực trong tỉnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 10 – 40 mm, một số nơi cao hơn 60 mm như: Dương Quỳ 95,4 mm; Ngũ Chỉ Sơn 62,6 mm; Lùng Phình 60,6 mm.

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Mỗi khi một bộ máy chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào những hành động đầu tiên. Tại Lào Cai, sau ngày 1/7/2025, những chuyển động ban đầu tại các trung tâm hành chính công - nơi được mệnh danh là “bộ mặt” của nền hành chính - không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục, mà đang trở thành nguồn năng lượng thắp lên kỳ vọng lớn lao của người dân về một nhiệm kỳ phục vụ hiệu quả và tận tâm.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

fb yt zl tw