Phim Việt và sự đón nhận của người dân Lào Cai

Thời gian gần đây, nhiều bộ phim Việt được công chúng đánh giá cao từ nội dung kịch bản đến diễn xuất của diễn viên, khiến lượng khán giả quan tâm tới phim Việt cả trên màn ảnh nhỏ (với phim truyền hình) và ngoài rạp chiếu phim ngày càng đông. Không nằm ngoài xu hướng ấy, công chúng Lào Cai cũng đang dành nhiều sự quan tâm và yêu thích cho phim Việt, minh chứng là nhiều ca chiếu đã “cháy vé”.

Có mặt tại quầy bán vé của rạp chiếu phim Lào Cai lúc 19 giờ 30 phút nhưng chị Nguyễn Thùy Anh, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai không thể mua được vé vào xem bộ phim Mai (đạo diễn/nghệ sỹ Trấn Thành) mà chị và những người bạn mong ngóng, đồng thời lên lịch đi xem cùng nhau từ cách đây nhiều ngày.

phim4.jpg
Khán giả xếp hàng mua vé xem phim Mai tại rạp chiếu phim Lào Cai.

Chị Thùy Anh ngậm ngùi: Chúng tôi nghe nhiều người đi xem về kể lại, phim Mai rất hay nên cũng muốn đi xem. Công việc bận rộn nên sau nhiều lần trì hoãn chúng tôi mới bố trí được buổi tối nay để cùng nhau đi xem. Rất tiếc là dù đã đến trước giờ chiếu 30 phút nhưng vé đã được bán hết, chúng tôi đành chờ mua vé vào xem ca sau lúc 22 giờ.

May mắn hơn chị Thùy Anh, chị Đinh Thị Thúy Hằng, ở phường Pom Hán, thành phố Lào Cai đã mua được đủ 5 vé cho các thành viên gia đình xem bộ phim Mai vào lúc 20 giờ, tối thứ 6 vừa qua. Chị Thúy Hằng cho biết: Tôi nhận định ca chiếu buổi tối thường sẽ rất đông nên đã chủ động đến rạp mua vé trước giờ chiếu cả tiếng đồng hồ. May mắn tôi đã mua đủ vé cho mọi người. Tôi từng đi xem phim ở rạp chiếu phim Lào Cai vài lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi mua vé xem một bộ phim Việt. Vì tôi thấy nhiều người khen hay nên cũng muốn đi xem và cảm nhận. Hôm nay, tôi đi xem phim Mai, ngày mai hoặc ngày kia tôi sẽ rủ mọi người cùng đi xem Đào, Phở và Piano.

phim.jpg
Anh Phạm Tuân đưa vợ đi mua vé xem phim Đào, Phở và Piano.

Cũng có niềm yêu thích đặc biệt với phim Việt, anh Phạm Tuân tranh thủ lúc công việc rảnh rỗi và cũng muốn dành tặng vợ như một món quà nhân dịp 8/3, nên đã mua cặp vé xem phim Đào, Phở và Piano để hai vợ chồng cùng xem. Chia sẻ về lý do chọn bộ phim Đào, Phở và Piano, anh Tuân cho biết: Mấy ngày nay, được nghe quảng bá nhiều về bộ phim này và qua xem trailer phim, tôi tò mò muốn xem chi tiết một bộ phim Việt về đề tài sử thi, chiến tranh thì như thế nào? Do đó tôi quyết định rủ vợ cùng đi xem. Sau gần 2 tiếng ngồi xem và cảm nhận, cá nhân tôi thấy về nội dung và diễn xuất của diễn viên khá tốt nhưng nhiều cảnh quay chưa được thực tế lắm, tình tiết chưa thực sự cuốn hút. Tuy nhiên, tôi vẫn đánh giá cao ý tưởng, sự dám làm của biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất phim. Tôi mong sẽ có thêm nhiều bộ phim Việt hay về đề tài này để đáp ứng nhu cầu của công chúng nhiều hơn nữa.

Tại thành phố Lào Cai hiện có 2 rạp chiếu phim, đó là rạp chiếu phim Lào Cai (Lào Cai Cinema) thuộc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh và rạp chiếu phim Beta (Beta Cinamas) nằm trong siêu thị Go. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, rạp Beta đang tạm thời đóng cửa để phục vụ việc sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chiếu các bộ phim “hot” tới khán giả. Do đó, khán giả Lào Cai dồn mọi sự quan tâm cho phim Việt qua rạp chiếu phim Lào Cai.

phim1.jpg
phim6.jpg
Ca chiếu lúc 20 giờ hằng ngày luôn "cháy vé", full rạp.

Hiện Lào Cai Cinema đang bán vé chiếu 2 bộ phim Việt là Mai của đạo diễn Trấn Thành và Đào, Phở và Piano của biên kịch, đạo diễn Phi Tiến Sơn. Rạp thực hiện 6 ca chiếu/ngày, với 6 khung giờ khác nhau, trong đó có 4 ca chiếu dành cho Đào, Phở và Piano, 2 ca chiếu cho bộ phim Mai. Ca chiếu đầu tiên bắt đầu lúc 9 giờ 15 phút và 22 giờ là ca chiếu cuối cùng trong ngày. Giá vé được niêm yết từ thứ 2 đến thứ 5 hằng tuần là 50 nghìn đồng/vé (người lớn), 40 nghìn đồng/vé (trẻ em); từ thứ 6 đến Chủ nhật, giá vé người lớn là 60 nghìn đồng/vé.

Anh Lê Tiến Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh cho hay: Do điều kiện rạp chỉ có 1 phòng chiếu nên chỉ có thể lấy được phim về phòng vé từ vòng mở bán thứ 2 trở đi của nhà sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi đã rất cố gắng để đem được hầu hết các bộ phim “hot”, phim bom tấn, phim nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng phục vụ khán giả Lào Cai. Thời gian gần đây, nhận thấy nhu cầu xem phim Việt ngày càng cao của khán giả, Lào Cai Cinema đã đem về nhiều phim Việt chất lượng như: Nhà bà Nữ, Bố già (đạo diễn/nghệ sỹ Trấn Thành); Tấm cám: Chuyện chưa kể (đạo diễn/diễn viên Ngô Thanh Vân); Quỷ cầu (đạo diễn Lưu Thành Lưu)... Hầu hết các bộ phim đều thu hút rất đông khán giả tới xem. Ca chiếu vào giờ “vàng” (20h hằng ngày) luôn trong tình trạng “cháy vé”, full rạp. Hiện tại, 2 bộ phim mà rạp đang đồng chiếu là Mai và Đào, Phở và Piano cũng trong tình trạng tương tự.

Cũng theo anh Huy, thị hiếu của khán giả Việt nói chung và khán giả Lào Cai nói riêng đang hướng đến các phim Việt nhiều hơn, có lẽ là do chất lượng phim Việt ngày càng được nâng lên. Hầu hết các bộ phim Việt đều có nội dung gần gũi với đời sống, phản ánh đúng thực tế, diễn biến tình tiết phim phù hợp với tâm lý, văn hóa của người Việt Nam. Có phim thu hút người xem bởi những thông điệp đầy tính nhân văn, truyền thống; có nhiều cao trào, kịch tính mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi xem. Đồng thời nhiều bộ phim cũng cho thấy sự đầu tư bài bản từ khâu biên tập kịch bản, đến lựa chọn dàn diễn viên, diễn xuất và bối cảnh làm phim.

Các bộ phim mới về rạp sẽ được trình chiếu liên tục trong tối thiểu là 14 ngày. Để đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật của công chúng, rạp đã phải huy động tối đa lực lượng phục vụ khán giả: Từ việc bán vé, soát vé, chuẩn bị phòng chiếu đến khâu dịch vụ ăn uống nhẹ của khán giả, nhằm hướng đến mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu giải trí của khán giả khi tới với rạp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw