Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Một cảnh trong phim “Đào, phở và piano”.
Một cảnh trong phim “Đào, phở và piano”.

Cú hích từ thị trường

Một tuần qua, đời sống điện ảnh vô cùng sôi động với cơn “sốt vé” bộ phim “Đào, phở và piano”. Ban đầu, phim chỉ chiếu duy nhất tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội) với 3 suất/ngày, nhưng sau đó, nhu cầu khán giả tăng cao khiến đơn vị này tăng lên 18 suất/ngày từ 20-2 mà vẫn “cháy vé”. Lượng khán giả truy cập website và các ứng dụng mua vé xem phim tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia tăng đột biến khiến các trang này liên tục nghẽn mạng. Sau đó, trung tâm chỉ bán vé trực tiếp tại quầy và mở bán tất cả các suất chiếu đến hết tháng 2. Những ngày qua, tại địa chỉ chiếu phim, nhiều hàng dài khán giả hào hứng chờ mua vé đã cho thấy sự thành công của “Đào, phở và piano”. Ngoài Trung tâm Chiếu phim quốc gia, hai hệ thống rạp Beta Cinemas và Cinestar Cinemas Vietnam chiếu phim “Đào, phở và piano” phi lợi nhuận cũng chứng kiến lượng khán giả tăng cao.

“Đào, phở và piano” là bộ phim do Nhà nước đặt hàng Công ty cổ phần Hãng Phim truyện I sản xuất. Lấy bối cảnh cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô trong 60 ngày đêm cuối năm 1946, đầu năm 1947 để bảo vệ Hà Nội, trong phim có một mối tình lãng mạn của chàng trai vệ quốc quân và cô tiểu thư Hà thành, có những nhân vật đại diện cho các tầng lớp người dân Thủ đô thời bấy giờ, như một ông họa sĩ già, vợ chồng người bán phở, vị linh mục, chú bé đánh giày… Mỗi người với câu chuyện của họ góp phần làm sáng lên tinh thần tận hiến, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Thủ đô, vì độc lập của dân tộc.

Dàn diễn viên tài năng góp mặt gồm Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu, Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực, diễn viên Doãn Quốc Đam, Cao Thị Thùy Linh, ca sĩ Tuấn Hưng, nghệ sĩ Anh Tuấn… tạo nhiều trường đoạn xúc động, toát lên tâm hồn, khí chất người Hà Nội. Bộ phim được làm chỉn chu, bối cảnh được đầu tư dàn dựng hoành tráng, chân thật. Thêm nữa, 3 sự vật thể hiện nét tinh túy của Hà Nội là đào, phở và piano trong bối cảnh Tết, cũng góp phần tạo nên phong vị riêng có của bộ phim, tạo được sức hút với khán giả đúng dịp này. Theo ghi nhận của trang thống kê doanh thu phòng vé độc lập Box Office Vietnam, tính đến hết ngày 22-2, sau 12 ngày chiếu, phim “Đào, phở và piano” đã đạt doanh thu gần 1,1 tỷ đồng - một con số hiếm có trong lịch sử phim Nhà nước đặt hàng.

Trước khi bộ phim “Đào, phở và piano” khuấy động đời sống điện ảnh, phim “Mai” mới là phim thống lĩnh rạp chiếu phim. Phim đưa được nhiều khía cạnh của cuộc sống đời thường và có những tình tiết gần gũi, gây xúc động với người xem, nên liên tục lập những kỷ lục mới của điện ảnh Việt: Phim Việt Nam có doanh thu ngày đầu công chiếu cao nhất mọi thời đại; phim Việt cán mốc 120 tỷ đồng nhanh nhất mọi thời đại; phim vượt mốc 2,2 triệu vé nhanh nhất lịch sử phim Việt… Theo trang Box Office Vietnam, “Mai” đã đạt doanh thu khoảng 420 tỷ đồng sau 12 ngày chiếu. Chắc chắn phim sớm xô đổ kỷ lục của “Nhà bà Nữ”.

Các phim khác như “Gặp lại chị bầu” vẫn đều đặn tăng doanh thu, suýt soát đến con số 100 tỷ đồng. Ngay cả phim Nhà nước đặt hàng khác là “Hồng Hà nữ sĩ” cũng có số suất chiếu ổn định, lượng người xem tăng dần và được khán giả nhận định chất lượng tốt...

Một cảnh trong bộ phim “Mai”.
Một cảnh trong bộ phim “Mai”.

Thêm động lực cho những nhà làm phim

Sau khi xem cả “Mai” và “Đào, phở và piano”, chị Nguyễn Nhật Linh (phường Bồ Đề, quận Long Biên) chia sẻ: “Mỗi phim một sắc vẻ nhưng đều đem đến cảm xúc và sự thú vị cho người xem. Không chỉ phim “Mai” mà “Đào, phở và piano” cũng có lượng khán giả trẻ rất đông”.

Là đạo diễn và biên kịch của "Đào, phở và piano", Nghệ sĩ ưu tú Phi Tiến Sơn bày tỏ: “Tôi hiểu rằng, ẩn đằng sau đó là nhu cầu trải nghiệm lịch sử, là cảm xúc thiêng liêng với lịch sử hào hùng của dân tộc, là lòng yêu nước. Điều đó cho thấy, điện ảnh còn nợ khán giả về đề tài này. Tới đây, chúng tôi sẽ trả dần món nợ ấy”.

Đạo diễn, nhà sản xuất Trấn Thành cũng chia sẻ, để sản xuất được “Mai”, anh dành 3 năm ấp ủ với hàng chục lần sửa kịch bản. Vất vả là thế nhưng khi được khán giả ủng hộ, yêu thương và thỏa mãn, những người làm phim lại có thêm động lực... Trong năm 2024 này, nhiều bộ phim hứa hẹn ghi dấu ấn như “Ngày xưa có một chuyện tình” (đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh), “Trước giờ yêu” (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh), “Lật mặt 7” (đạo diễn Lý Hải)…

Về vấn đề phổ biến phim, nhất là phim Nhà nước đặt hàng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, trên cơ sở các quy định hiện hành và yêu cầu từ thực tiễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở điện ảnh phổ biến phim do Nhà nước đặt hàng. Đây là động lực để điện ảnh Việt bứt phá trong thời gian tới.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw