Phiêu lưu cùng Dế Mèn trong nhạc kịch

Sau vở ballet “Kiều” lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du gây tiếng vang, Nhà hát Nhạc Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh cùng biên đạo múa Tuyết Minh tiếp tục thực hiện vở nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” tái hiện câu chuyện được các thế hệ yêu thích của nhà văn Tô Hoài trên sân khấu hiện đại.

img_3880-1-.jpg
Chuyến phiêu lưu lý thú của Dế Mèn được tái hiện trên sân khấu nhạc kịch.

Vở nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” do biên đạo múa Tuyết Minh viết kịch bản và tổng đạo diễn; nhạc sĩ Vũ Việt Anh sáng tác âm nhạc và phối khí. Năm 2018, nhạc sĩ Vũ Việt Anh đã viết một tác phẩm theo phong cách âm nhạc broadway và ra mắt phiên bản hòa nhạc, nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía khán giả.

Lần này, vở nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” được dàn dựng có kết cấu quy mô hơn, với công nghệ sân khấu hiện đại, chuyên nghiệp, mới lạ, cùng sự tham gia chỉ huy dàn nhạc và dàn hợp xướng của nhạc sĩ trưởng Trần Nhật Minh; biên đạo múa Phúc Hùng, Trần Hoàng Yến; thiết kế ánh sáng Phúc Hải; thiết kế sân khấu, đạo cụ Khánh Toàn…

img_3881.jpg
Âm nhạc, vũ đạo, thiết kế vừa mang nét văn hóa dân gian Việt, vừa mang phong cách phương Tây.

Nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” gồm 2 chương, 10 cảnh, dài 90 phút, đưa khán giả trải nghiệm một chuyến viễn du ngược miền ký ức, thấm đẫm chiều sâu văn hóa Việt qua thanh âm, ca từ, vũ điệu kết nối con người với con người, kết nối giữa con người với thiên nhiên, kết nối giữa truyền thống, đương đại và tương lai.

Vở diễn ứng dụng tối đa phong cách nhạc kịch broadway, kết hợp những chất liệu nhạc pop, rock, dân gian Việt Nam và nhạc cổ điển với nghệ thuật thị giác mang chất liệu dân gian dân tộc Việt bay bổng trên nền tảng cổ điển châu Âu sang trọng.

img_3882-1-.jpg
Tác phẩm đem đến những trải nghiệm nghệ thuật độc đáo, ấn tượng, mới lạ.

Tổng đạo diễn Tuyết Minh chia sẻ đã dành gần một năm để xây dựng ý tưởng, hình thành kết cấu của tác phẩm, đồng thời viết lời thoại cho các tuyến nhân vật, lời gợi ý cho các ca khúc mang tính nhạc kịch hơn, xâu chuỗi được các phân cảnh, trường đoạn để tái hiện chuyến phiêu lưu của Dế Mèn với nhiều khó khăn, thử thách, thu được nhiều bài học quý giá về cuộc sống, tình bạn…

Sau ballet “Kiều”, các nghệ sĩ mong muốn tiếp tục mang đến một tác phẩm nghệ thuật thuần Việt chất lượng đến khán giả, đồng thời kỳ vọng đưa nghệ thuật hàn lâm Việt Nam hội nhập với thế giới.

Vở diễn có sự tham gia của những nghệ sĩ soloist tài năng hàng đầu thuộc Đoàn nhạc kịch Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh như: Đào Mác (Dế Mèn), Phan Hữu Trung Kiệt (Dế Trũi), Phạm Khánh Ngọc (Chị Cốc), Trần Thanh Nam (Xiến Tóc), Trần Thị Kim Anh (Nhà Trò), Vũ Minh Trí (Thầy đồ Cóc)… cùng các nghệ sĩ Hồ Hoàng Ngọc, Lý Hoàng Kim, Nguyễn Phan Mạnh Duy, Bùi Danh Hùng, Nguyễn Tuấn Dương, Khánh Thy, Trương Thành Nhân, Thế Phương... Ngoài ra, còn có Dàn hợp xướng, Đoàn vũ kịch, Dàn nhạc giao hưởng, Dàn hợp ca thiếu nhi và ban nhạc nhẹ.

Nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” được công diễn tại Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong chuỗi chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh (1993 - 2023). Tác phẩm sẽ được biểu diễn thường xuyên và kỳ vọng trở thành một trong những chương trình nghệ thuật định kỳ hấp dẫn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw