Phát triển nghề dâu tằm ở Yên Bái: Đồng bộ quy hoạch và liên kết

YBĐT - Hiện tại, tỉnh Yên Bái có 370 ha dâu, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên; một số xã ven sông Hồng của huyện Văn Yên và một số hộ ở huyện Văn Chấn. Nghề trồng dâu, nuôi tằm đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1.000 hộ dân.
Nghề dâu tằm đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Trấn Yên và một số xã ven sông Hồng của huyện Văn Yên. Tuy nhiên, diện tích sản xuất còn manh mún, cơ cấu giống dâu, kỹ thuật thâm canh còn hạn chế, công nghệ nuôi còn lạc hậu, liên kết giữa nông dân trồng dâu nuôi tằm với thu mua sản phẩm, chế biến thiếu tính bền vững.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa ngành dâu tằm tơ tỉnh Yên Bái phát triển ổn định, tỉnh Yên Bái đang xây dựng Đề án "Phát triển dâu tằm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 -2020 và định hướng 2025”.

Ông Nguyễn Mạnh Hà ở thôn 10, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cho biết: năm 2004, ông bắt đầu trồng thử nghiệm, nhưng khi thấy hiệu quả, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu. Đến nay, gia đình ông có 15 sào dâu kết hợp nuôi tằm và mỗi năm thu được trên 1 tấn kén, với giá 100.000 đồng/kg kén như hiện nay đã đem lại cho gia đình ông 100 triệu đồng.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm được huyện Trấn Yên đưa vào sản xuất trên diện rộng từ năm 2001 tại các xã ven sông Hồng: Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp. Sau hơn 17 năm thực hiện, các đơn vị chuyên môn của huyện và các hộ sản xuất cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị nghiên cứu đã thử nghiệm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. 
Đến nay, Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu với quy mô trên 300 ha, với trên 870 hộ nuôi tằm. Sản lượng kén năm 2017 đạt trên 400 tấn, thu về cho nhà nông trên 50 tỷ đồng.

Hiện tại, tỉnh Yên Bái có 370 ha dâu, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên, một số xã ven sông Hồng của huyện Văn Yên và một số hộ ở huyện Văn Chấn. Nghề trồng dâu, nuôi tằm đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1.000 hộ dân.
Theo tính toán của bà con, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá ổn định. So với trồng lúa, ngô thì con tằm cho thu nhập cao gấp từ 2,5- 3 lần.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương thì Yên Bái chưa có quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài. Người nông dân sản xuất chạy theo phong trào, khi giá tơ kén cao thì mở rộng diện tích, khi giá xuống thấp lại chuyển đổi sang các cây trồng khác. Diện tích dâu hiện nay phân tán, manh mún, phát triển không có quy hoạch, thiếu khoa học.
Liên kết giữa nông dân trồng dâu nuôi tằm với thu mua, chế biến sản phẩm còn thiếu tính bền vững. Các cơ sở sản xuất chủ yếu quan tâm đến sản phẩm kén, ít chú trọng đến đầu tư thâm canh sản xuất dâu và kỹ thuật nuôi tằm.
Cơ cấu giống dâu còn ít, nhất là kỹ thuật thâm canh còn hạn chế. Chưa có bộ giống dâu, giống tằm, đặc biệt là giống tằm lưỡng hệ năng suất chất lượng cao nuôi được quanh năm trong điều kiện khí hậu của Yên Bái. Hàng năm, trên 90% số lượng trứng tằm lưỡng hệ cấp 2 nhập của Trung Quốc, nên không chủ động được kế hoạch sản xuất, không kiểm soát được chất lượng và dịch bệnh.
Cùng với đó, công nghệ nuôi còn lạc hậu nên năng suất, chất lượng thấp, dẫn đến thu nhập từ nuôi tằm thấp. Công nghệ chế biến tiên tiến còn chiếm tỷ trọng thấp, thiếu những sản phẩm tơ lụa mang tính đột phá thu hút được thị trường trong, ngoài nước. Ngoài ra, còn thiếu các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất.

Khắc phục hạn chế trên, để đưa ngành dâu tằm tơ tỉnh Yên Bái phát triển ổn định và phát huy hết tiềm năng, tỉnh Yên Bái đang xây dựng Đề án Phát triển dâu tằm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 và định hướng 2025. Đề án được thực hiện tại 19 xã và thị trấn của 3 huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn.
Theo dự thảo Đề án, đến năm 2020, Yên Bái hình thành vùng sản xuất quy mô trên 1.000 ha; trong đó, trồng mới và trồng cải tạo thay thế dâu già cỗi 700 ha; hỗ trợ đầu tư cải tạo và xây dựng mới 50 nhà nuôi tằm con tập trung, 500 nhà nuôi tằm lớn theo tiêu chuẩn kỹ thuật mới có khả năng kiểm soát dịch bệnh và tăng năng suất hiệu quả nuôi tằm; hỗ trợ 500 bộ né gỗ ô vuông để thay đổi phương pháp lên né tạo sản phẩm chất lượng cao phù hợp với công nghệ chế biến (ươm tơ tự động). 
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng các tổ chức nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn quy trình trồng dâu theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất.
Cùng đó, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ tự động và tổ chức liên doanh liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững.
Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ đầu tư từ năm 2018 - 2020 là trên 172 tỷ đồng. Với giải pháp trên, phấn đấu đến năm 2020, năng suất kén đạt trên 2,0 tấn kén/ha dâu/năm. Sản lượng kén đạt trên 2.000 tấn, giá trị sản phẩm trên 200 tỷ đồng/năm; tạo việc làm và thu nhập cho trên 3.000 lao động. 

Văn Thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Để đảm bảo hoàn thiện toàn bộ dự án đồng bộ với đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đơn vị thi công gói thầu Trạm biến áp 500kV Lào Cai đang tập trung nhân lực, phương tiện thi công đồng loạt các hạng mục.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

fb yt zl tw