Phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Sáng 28/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP (Nghị định 98) và thực hiện kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của tỉnh Lào Cai năm 2023.

Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất.

NQ3.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Thực hiện Nghị định 98, tỉnh Lào Cai đã lồng ghép các nguồn vốn khác nhau từ vốn ngân sách tỉnh, huyện và vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai, thực hiện 46 dự án liên kết, tổng kinh phí thực hiện gần 87 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 55 tỷ đồng và đối ứng từ hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 32 tỷ đồng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 43 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 26 công ty, doanh nghiệp và 17 hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất. Quy mô liên kết đạt 4.326 ha, với 6.150 hộ tham gia và giá trị đạt gần 310 tỷ đồng.

NQ4.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động liên kết trên địa bàn tỉnh như: Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đạt 53.544 triệu đồng.

Các dự án liên kết góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều mô hình liên kết sản xuất thực hiện thành công và hiệu quả như: Cây dược liệu ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai; cây chè ở các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, Bảo Yên; cây quế ở huyện Bắc Hà, Bảo Yên,Văn Bàn, Bảo Thắng; cây chuối, dứa ở huyện Bát Xát, Mường Khương….

Trong chăn nuôi đã phát huy lợi thế để phát triển các sản phẩm bản địa, đặc thù của các địa phương đem lại giá trị kinh tế cao như: Phát triển đàn bò vàng, trâu sinh sản ở thị xã Sa Pa, huyện Mường Khương; nuôi ngựa, dê ở huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng; nuôi gà đen ở huyện Si Ma Cai, Bảo Thắng...

NQ5.jpg
Doanh nghiệp nêu giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được quan tâm chú trọng, bước đầu hình thành các mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; một số cơ sở chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của tỉnh và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách ban hành trên địa bàn tỉnh phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản như vùng chè đạt 7.533,8 ha, vùng dược liệu hằng năm 890 ha, vùng sản xuất chuối 3.380 ha, vùng sản xuất dứa 2.200 ha, chăn nuôi lợn 433.810 con…

NQ1.jpg
Đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại hội nghị.

Để nâng cao hiệu quả trong hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các giải pháp là tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng bổ sung nội dung, mức hỗ trợ liên kết theo Nghị định 98 và phù hợp với nội dung, mức hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp; ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia triển khai, thực hiện các dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, tạo ra hệ thống tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw