Phát triển du lịch xanh từ kinh nghiệm quốc tế

Để du lịch phát triển theo hướng xanh, bền vững, đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực du lịch.

(Ảnh minh họa)

Sáng 15/8, tại thành phố Hội An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp với Ban Điều hành Dự án Du lịch Thụy Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên gia mô hình điểm du lịch xanh.

Hội thảo thu hút hơn 120 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức du lịch cộng đồng, các chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng chia sẻ, Quảng Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch như: Có 2 Di sản Văn hóa thế giới là Đô thị Hội An, Khu Đền tháp Mỹ Sơn; có Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An; Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ.

Bên cạnh đó, Quảng Nam có bờ biển dài trên 125 km với nhiều bãi biển đẹp, hấp dẫn các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh sở hữu gần 500 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh; gần 70 lễ hội độc đáo, hàng chục làng nghề truyền thống với các giá trị to lớn về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, con người và ẩm thực, tạo thành điểm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Trên cơ sở những lợi thế đó, ngành Du lịch tỉnh Quảng Nam kiên định với mục tiêu “Bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn”; xác định xây dựng thương hiệu, hình ảnh “Quảng Nam - điểm đến du lịch xanh” nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi tất yếu của ngành, hướng du khách đến nhu cầu hưởng thụ du lịch cao cấp và trách nhiệm.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, gần 3 năm qua, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Dự án Du lịch Thụy Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam đã giúp Quảng Nam là tỉnh đầu tiên trên cả nước ban hành và triển khai áp dụng Bộ tiêu chí Du lịch xanh, áp dụng cho 6 mô hình là khu nghỉ dưỡng, khách sạn, homestay, doanh nghiệp lữ hành, điểm tham quan, điểm du lịch cộng đồng.

Đến nay, đã có 25 doanh nghiệp du lịch thuộc lĩnh vực lưu trú, điểm tham quan, doanh nghiệp lữ hành được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp quyết định công nhận đạt chứng nhận du lịch xanh.

Các đại biểu dự hội thảo đã chia sẻ nhiều tham luận như: Đổi mới, phát triển du lịch xanh Quảng Nam theo cách tiếp cận kinh nghiệm của quốc tế; Đổi mới phát triển sản phẩm và tiếp thị cho du lịch xanh Quảng Nam; Kinh nghiệm quốc tế xây dựng chứng nhận du lịch bền vững của Quảng Nam; Chính sách du lịch xanh cho Quảng Nam nhìn từ Bộ chỉ số phát triển du lịch Việt Nam...

Đại diện Ban Điều hành Dự án Du lịch Thụy Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam cho biết: "Thông qua Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, Chính phủ Thụy Sỹ đang hỗ trợ thành phố Hội An trở thành điểm đến du lịch bền vững được công nhận trên toàn thế giới. Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Nam cập nhật tiêu chí du lịch xanh và giúp các doanh nghiệp du lịch tiếp cận chứng nhận du lịch bền vững quốc tế. Đồng thời, chúng tôi khuyến khích đối thoại công - tư để thúc đẩy việc xây dựng và thực thi các chính sách tại địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển ngành Du lịch theo hướng bền vững".

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được ban đầu trong gần 3 năm triển khai kế hoạch Phát triển du lịch xanh của tỉnh, ngành Du lịch Quảng Nam thẳng thắn nhìn nhận về kết quả phát triển xanh vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu tiêu chí xanh quốc tế, mong muốn của doanh nghiệp, người dân và du khách.

Để du lịch phát triển theo hướng xanh, bền vững, đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực du lịch.

Hội thảo lần này là dịp để tỉnh tiếp thu những ý kiến tham vấn, chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia du lịch, từ đó nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thúc đẩy du lịch xanh trong những năm tiếp theo.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw