Phát triển chuỗi lúa gạo: Có những điểm nghẽn "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"

Đề cập đến phát triển chuỗi lúa gạo bền vững, PGS.TS. Nguyễn Phú Son chỉ ra những điểm nghẽn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Theo số liệu thống kê, sản lượng lúa năm 2023 ước đạt 43 - 43,4 triệu tấn. Sản lượng lúa gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, đảm bảo an ninh lương thực, năm nay còn được xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, thu về khoảng 4,5 tỷ USD.

Giá lúa gạo năm 2023 cũng lập kỷ lục lịch sử. Lúa mua tại ruộng có giá trung bình lên tới gần 9.000 đồng/kg, giá gạo 5% tấm xuất khẩu đạt đỉnh 663 USD/tấn - mức đắt nhất trong top các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Thường xuyên bội tín, bẻ kèo

Thế nhưng, tại hội thảo Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam sáng 13/12, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) - nhận định, còn nhiều hạn chế mà ngành hàng lúa gạo vẫn chưa khắc phục được triệt để như sản xuất còn nhỏ lẻ, chi phí sản xuất cao. Khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng giá trị chưa cao, thu nhập người trồng lúa còn thấp.

Trong khi đó, sản xuất lúa ở ĐBSCL đang phải đối mặt với thách thức về nguồn nước khi lũ không còn diễn ra theo quy luật, mặn xâm nhập ngày càng gia tăng.

chuoi-lua-gao-864-7929.jpg
Tính liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo chưa bền vững, còn xảy ra tình trạng bẻ kèo (Ảnh minh họa).

PGS.TS. Nguyễn Phú Son (Trường Đại học Cần Thơ) chỉ ra 10 điểm nghẽn chính của việc phát triển chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng trách nhiệm và bền vững. Trong đó, có những điểm nghẽn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Ông Son dẫn chứng, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chưa nhận thức được đúng và đầy đủ về bản chất của liên kết. Chính vì vậy, mục tiêu liên kết của họ chỉ dừng lại ở chỗ đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn, hơn là trong dài hạn. Kéo theo đó, hợp đồng liên kết chỉ mang tính thời vụ.

Vấn đề tư duy sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi chưa được chuyển đổi theo hướng thị trường và bền vững. Thiếu sự chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các bên trong chuỗi giá trị. Ông Son cho rằng, điểm nghẽn này thể hiện rõ nhất trong khâu thương thảo ký kết hợp đồng và khâu thu mua lúa. Hệ lụy là thường xuyên xảy ra tình trạng bội tín, bẻ kèo.

Theo ông, ngành hàng lúa gạo chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn. Đây là điểm nghẽn lớn làm ảnh hưởng đến khả năng dự báo thị trường cũng như quản lý tốt ngành hàng để làm tối ưu hóa khoảng cách cung - cầu. Thiếu dự báo thị trường làm giảm hiệu quả hoạt động của tất cả tác nhân trong chuỗi.

TS. Cao Thăng Bình - chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới - cho rằng các nước xuất khẩu có xu hướng giảm sản lượng, thậm chí tạm ngưng xuất khẩu đã tạo cơ hội cho gạo của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, năng suất lúa gạo của Việt Nam gần như đã kịch trần, khó có thể tăng thêm. Nông dân thường sử dụng nguyên liệu đầu vào rất nhiều, nhất là phân bón để đạt được năng suất cao.

Liên kết nông dân với nông dân là quan trọng nhất

Theo ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, để phát triển bền vững có những rào cản chúng ta cần phải vượt qua, hướng đến các tiêu chí trọng tâm.

Thứ nhất, sản xuất phải bền vững ở cả ba yếu tố là kinh tế, môi trường và xã hội. Hiện, giá lúa giúp bà con nông dân có thu nhập ổn định, thậm chí là lớn nhất trong tất cả ngành kinh tế hiện nay. Bỏ ra 1.000 USD để đầu tư trên 1 ha thời điểm này doanh thu đang từ 3.000-3.500 USD, chưa kể đầu tư đó không phải bỏ vốn, từ đó có thể khẳng định ở quy mô nông dân sản xuất lúa hoàn toàn có lời.

chuoi-lua-gao-1-865-530.jpg
Cần tháo gỡ rào cản về tín dụng, vùng nguyên liệu... để tạo chuỗi liên kết bền vững (Ảnh minh họa).

Liên kết sản xuất giúp giá thành giảm và năng lực cung ứng ổn định. Đây là vấn đề quan trọng, bởi ngành lúa gạo có quy mô rất lớn, nhu cầu hàng triệu tấn. Vì thế, không thể không liên kết sản xuất để tạo ra quy mô lớn. Chúng ta phải tháo gỡ các rào cản để liên kết sản xuất.

Thứ hai, phải tháo gỡ rào cản tín dụng. Mặc dù hiện nay có nhiều ưu đãi cho người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với đặc tính của ngành. Giống như tình trạng có áo nhưng không mặc được, vẫn phải chịu lạnh.

Thứ ba, rào cản môi trường pháp luật. Tình trạng người dân, doanh nghiệp vi phạm, bẻ kèo, vi phạm hợp đồng hay nhiều hành vi vi phạm khác đang còn diễn ra phổ biến.

Cuối cùng là cơ giới hóa đồng bộ, cần cải thiện cơ giới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Nếu sử dụng cơ giới hóa đồng bộ sẽ giảm được hao hụt trong thu hoạch.

Diện tích sản xuất lớn với hơn 10 triệu hộ nông dân trồng lúa, 300 doanh nghiệp, 20.000 người thu mua lúa… Theo ông Bùi Bá Bổng - Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam - không gian và các thành tố trong chuỗi ngành hàng lúa gạo Việt Nam rất phức tạp, để hoạt động nhịp nhàng là rất khó.

“Chuỗi ngành hàng có nhiều cấp độ, trong đó cấp độ ngắn nhất, hiệu quả nhất chính là từ người nông dân đến thẳng nhà máy chế biến. Ở Thái Lan, rất dễ bắt gặp hình ảnh người nông dân dùng ô tô chở lúa tươi đến thẳng nhà máy, cân xong tiền vào tài khoản. Chỉ vài tiếng sau, lúa tươi đó đã trở thành gạo có thể xuất khẩu. Đó là chuỗi lúa gạo siêu ngắn”, ông Bổng cho hay.

Việt Nam đã có một số doanh nghiệp làm chuỗi siêu ngắn. Song, chúng ta chưa thể bao phủ ngay cấp độ ngắn này cho 4,3 triệu ha đất lúa được. Cần nhận thức đa dạng, nâng cấp dần dần và phải xác định sự liên kết các tác nhân trong chuỗi liên kết rất quan trọng.

Ông cho rằng, liên kết quan trọng nhất trong chuỗi ngành hàng lúa gạo vẫn phải là giữa nông dân với nông dân. Bởi, khi nông dân liên kết được với nhau thì sẽ liên kết được với doanh nghiệp. 10 triệu nông dân mà ai cũng cá thể thì không thể xây dựng được chuỗi giá trị, liên kết từ nông dân trước rồi liên kết chuỗi khác.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Chiều 11/4, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên (Hàn Quốc) về đầu tư cụm dịch vụ y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai.

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Theo ghi nhận vào chiều nay (7/4), giá vàng trong nước cơ bản bình ổn, chỉ có giá vàng tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm nhanh khi rớt từ mốc 3.036 USD/ounce xuống 2.987 USD/ounce, mất 55 USD/ounce vào thời điểm buổi sáng nay.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Cơ hội hợp tác của doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" được tổ chức chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, nhiều tham luận sâu sắc của các quan chức ngoại giao, nhà quản lý, chính khách đã được trình bày. Báo Lào Cai lược trích nội dung một số tham luận tiêu biểu.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Lần đầu tiên UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai – Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025) với sự tham gia của rất nhiều tổ chức, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Để hiểu rõ về sự kiện này, phóng viên Báo Lào Cai phỏng vấn ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI.

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Cả nước có 63 tỉnh, thành với sự phát triển không đồng đều, nhiều địa phương chưa đáp ứng điều kiện theo quy định về diện tích tự nhiên, dân số và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để tổ chức đơn vị cấp tỉnh. Vì vậy, chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh là điều cần thiết để tập trung nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương.

fb yt zl tw