Xã Điện Quan (Bảo Yên):

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tháng 5/2024, tại bản 1, xã Điện Quan xảy ra sự việc cháu Đặng Thị H. (sinh năm 2008) đang đi học lớp 10 thì bỏ học. Nguyên nhân là trong khi đi học, cháu H. có tình cảm yêu đương với nam thanh niên tên C., là người thôn Bản Trang.

Lo sợ con gái đi học xa nhà sẽ không làm chủ được bản thân khi gần người yêu nên gia đình cháu H. không cho con đi học nữa. Tuy nhiên, do H. và C. yêu nhau nên C. vẫn thường xuyên đến chơi và ở lại nhà H. Hai gia đình không khuyên ngăn được nên phải đồng thuận, chuẩn bị tổ chức đám cưới cho hai con.

baolaocai-br_1.jpg
Xã Điện Quan phát huy vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng trong tuyên truyền phòng chống tảo hôn.

Biết được sự việc trên, chị Lý Thị Hồng, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ Truyền thông cộng đồng bản 1 đã bàn với các thành viên trong tổ tập trung tuyên truyền không để cháu H. tảo hôn.

Các thành viên Tổ Truyền thông cộng đồng bản 1 đã đến tận nhà cháu H. để tuyên truyền, phối hợp với Đoàn Thanh niên và Tổ Truyền thông cộng đồng thôn Bản Trang để cùng vận động. Nhờ đó, hai gia đình đã nhận ra tác hại của tảo hôn và đồng ý khi nào các con đủ tuổi mới tổ chức cưới.

Bản 1 có 107 hộ dân, 100% là đồng bào Dao. Từ năm 2010 trở về trước, tình trạng nam nữ tảo hôn, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi diễn ra khá phổ biến; những năm gần đây, tình trạng tảo hôn có xu hướng giảm. Năm 2022, Tổ Truyền thông cộng đồng bản 1 được thành lập, với 10 thành viên, gồm bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các đoàn thể và người dân.

"Ngay sau khi thành lập, các thành viên trong tổ tích cực truyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nhờ đó, trong 2 năm qua, bản 1 chỉ có 1 trường hợp tảo hôn, 1 trường hợp phụ nữ sinh con trước 18 tuổi"- chị Lý Thị Hồng chia sẻ.

baolaocai-br_2.jpg
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Điện Quan trò chuyện, nắm tình hình hội viên, phụ nữ trên địa bàn.

Chúng tôi đến bản 5 đúng lúc anh Trần Hữu Phong, Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ Truyền thông cộng đồng đang trò chuyện với một số phụ nữ người Mông trong bản. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, anh Phong đang vận động chị Vàng Thị Sáo về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn.

Chị Sáo sinh năm 1988 nhưng đến nay đã sinh 8 con gái, trong đó con gái cả đã lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Sau khi được tuyên truyền, chị Sáo cho biết sẽ động viên chồng không cố gắng sinh bằng được con trai và gia đình từ nay không cho con gái tảo hôn.

4.jpg
5.jpg
Thành viên các tổ truyền thông cộng đồng tích cực tham gia nhiều hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới.

Theo anh Trần Hữu Phong, bản 5 có 78 hộ dân, gồm 5 thành phần dân tộc, trong đó, đa số phụ nữ người Mông từ 40 tuổi trở lên không biết tiếng phổ thông. Do đó, vai trò của tổ truyền thông cộng đồng trong nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn là rất quan trọng.

Các thành viên của Tổ Truyền thông cộng đồng bản 5 đều là cán bộ nòng cốt của bản, nắm rõ tình hình địa bàn, gần gũi với bà con, hiểu rõ phong tục, tập quán, thông thạo về ngôn ngữ đồng bào nên việc tuyên truyền đã đem lại hiệu quả cao. Từ năm 2023 đến nay, bản 5 vẫn còn phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên nhưng không có trường hợp tảo hôn.

Chị Phan Thị Liên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Điện Quan cho biết: Là xã vùng cao, địa bàn rộng với 4 bản đặc biệt khó khăn (bản 1, bản 4, bản 5, bản Khao), đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tình trạng tảo hôn, phụ nữ sinh con khi chưa đủ 18 tuổi vẫn diễn ra phức tạp trên địa bàn trong những năm qua.

Thực hiện Dự án 8, từ năm 2022 đến nay, Hội Phụ nữ xã đã thành lập được 4 tổ truyền thông cộng đồng tại 4 bản đặc biệt khó khăn với 40 thành viên; 1 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" gồm 30 thành viên tại Trường THCS xã Điện Quan; thành lập mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”. Từ khi thành lập đến nay, thành viên các tổ truyền thông cộng đồng, mô hình, câu lạc bộ đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn cho người dân các thôn, bản.

3.jpg
Đại diện các tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn xã chia sẻ kinh nghiệm về tuyên truyền bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn.

Trong thời gian qua, các tổ truyền thông cộng đồng xã Điện Quan hoạt động khá hiệu quả, thường xuyên tuyên truyền về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới lồng ghép trong các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi hội phụ nữ, các hoạt động tập thể của thôn, bản. Qua đó, dần nâng cao nhận thức cho phụ nữ người dân tộc thiểu số về tác hại của tảo hôn, sinh con trước 18 tuổi, sinh con thứ 3.

Từ năm 2022 đến nay, số vụ tảo hôn giảm mạnh, các tổ truyền thông cộng đồng đã ngăn chặn được 2 vụ tảo hôn trên địa bàn xã.

Chị Phan Thị Liên cho biết thêm, trong thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Điện Quan tiếp tục triển khai tốt các hoạt động của Dự án 8, phát huy hơn nữa vai trò các tổ truyền thông cộng đồng trong truyền thông về dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhằm kéo giảm tảo hôn, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi. Qua đó, giúp phụ nữ nói chung, phụ nữ người dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng tiến bộ, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

fbytzltw