Phát hiện chuông đồng cổ tại thành phố Yên Bái

Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội khoa học và lịch sử tỉnh Yên Bái (đeo kính) cùng cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái kiểm tra hiện vật.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội khoa học và lịch sử tỉnh Yên Bái (đeo kính) cùng cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái kiểm tra hiện vật.

Ngày 16/12/2021, tại tổ 14, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái), trong quá trình Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Nam Phong thi công xây dựng bờ kè sông Hồng, đoạn chảy qua cầu Tuần Quán, phát hiện một chuông đồng nghi là cổ vật.

Theo đánh giá ban đầu, chuông bị gãy mất quai treo đầu đốc, nhưng còn nguyên vẹn toàn thân. Đơn vị đã kịp thời báo cáo cho Ban chỉ huy công trường, chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa địa phương và Bảo tàng tỉnh. 

Phát hiện chuông đồng cổ tại thành phố Yên Bái -0
Hiện trường nơi phát hiện quả chuông đồng, sát bờ sông Hồng. 

Ngày 17/12/2021, cán bộ chuyên môn của Bảo tàng tỉnh đã tiếp cận, nghiên cứu, giám định giá trị lịch sử văn hóa, niên đại của hiện vật cổ vật. Kết quả nghiên cứu giám định về giá trị lịch sử văn hóa, niên đại, thông qua các thông tin ký tự Hán nôm khắc trên thân chiếc chuông đồng cho thấy: Chuông được đúc bằng hợp kim, đúc làm 2 phần, sau đó đem ghép lại hình thành chiếc chuông và được chia làm 4 mặt, có dạng hình trụ, vai chuông hình khum, cong nhẹ, phần trên cùng của quả chuông là đôi rồng đấu lưng nhau, tạo hình thành quai của quả chuông. Đôi rồng được tạo hình khỏe khoắn, mình có nhiều vẩy, bờm và sừng rồng dài, móng chân nhọn, đôi rồng đang trong tư thế gồng mình lên tạo thành quai chuông chắc chắn.

Chuông được trang trí trên thân đơn giản theo phong cách đặc trưng thời Nguyễn, trên toàn thân trang trí 4 cụm đường kẻ dọc chia thân quả chuông 4 phần đều nhau, mỗi cụm phân chia gồm 5 đường kẻ dọc song song, chuông có 4 núm lồi, chung quanh núm trang trí những hạt tròn như tràng hạt kép kín đường viền của núm. Chuông có chiều cao 0,6m, đường kính đáy 31,5cm, cân nặng 29 kg. Đặc biệt, trên thân chuông có khắc 4 cụm chữ Hán.

Qua thông tin từ các cụm chữ Hán khắc trên thân của quả chuông cho biết, chuông được đúc vào tháng 3/1856, năm thứ 10 thời vua Tự Đức trị vì. Do 12 đệ tử công đức, cai Tổng đã đồng lòng cho phép đúc quả chuông này để cung tiến, đưa vào treo ở khu cửa chính ra vào của đền Tuần Quán.

Hiện, quả chuông được Bảo tàng tỉnh Yên Bái lưu giữ, bảo quản, tiếp tục nghiên cứu và phát huy giá trị của hiện vật cổ vật chuông đồng lâu dài tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái. 

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw