Phát hiện bản án cổ từ nhiều thế kỷ trước xét xử vụ tranh chấp thủy lợi

Theo nhà nghiên cứu Lê Đình Hùng, văn bản được viết theo lối chữ chân, đôi chỗ theo kiểu hành thư, trên giấy dó bản mịn.

Chiều 26/6, Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cho biết, qua nghiên cứu của ông Lê Đình Hùng, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật quốc gia và ông Lê Đức Thọ, Phó Giám đốc của đơn vị, đã phát hiện một bản án cổ rất thú vị, liên quan việc xét xử tranh chấp thủy lợi ở làng Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Cụ thể, sau tiếp nhận các tài liệu cổ được viết bằng chữ Hán do ông Đoàn Văn Lợi, hiện Trưởng làng Hảo Sơn bàn giao, các nhà nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu, phân chia chúng thành 2 bộ tài liệu khác nhau.

Trong đó, bộ tài liệu thứ nhất là một số đơn trình Bộ Hộ liên quan việc lập địa bạ làng Hảo Sơn, có niên đại cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 (từ triều Tây Sơn đến đầu triều Nguyễn); bộ thứ 2 là bản sao từ địa bạ năm Gia Long thứ 12 (1813), được sao vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đáng chú ý, ở bộ thứ nhất có một văn bản kích thước lớn hơn các văn bản khác trong tập (42 x 27cm).

Bản án cổ.

Nội dung được các nhà nghiên cứu dịch ra tiếng Việt: “Triều đường quan. Kê: Xưa, địa phận phường Hảo Sơn có nguồn nước suối ở phía trên, còn phường Tân An (nay là Tân Văn-pv) ở phía dưới. Nguồn nước của phường Tân An và Hảo Sơn tiện lợi cho việc gieo trồng. Trước đây phường Tân An chịu nộp lễ hành hương đã thành lệ cũ. Nhưng phường Tân An phế bỏ lễ lệ nên phường Hảo Sơn đắp đập không cho nước chảy xuống làm nảy sinh tranh tụng.

Tục xấu đáng ghét, nên từ nay về sau, mỗi năm, phường Tân An chịu lễ hành hương thay bằng tiền là năm quan (tiền đó thay cho các lễ lệ, ngoài ra không được đòi thêm lễ trầu rượu) giao cho phường Hảo Sơn thu nhận. Còn nguồn nước suối nên chia phiên để tưới ruộng: phường Hảo Sơn hai ngày đêm, phường Tân An hai ngày đêm. Hết phiên thì quay lại chia đều thuỷ lợi. Phường Tân An không được cố tình làm đảo lộn phế bỏ lễ hành hương.

Còn phường Hảo Sơn không được lợi dụng chiếm thượng nguồn, đắp đập để đòi yêu sách. Người làm trái tức mang trọng tội. Còn như trong đơn kiện trước đây, hoặc nêu lễ trầu rượu, hoặc rằng lễ trâu rượu, hoặc đòi chịu tiền mỗi mẫu là một bách 60 đồng, 30 văn, gây nên tranh tụng, tất cả đều bác bỏ. Nay luận. Ngày mồng 8 tháng 2 năm Cảnh Thịnh 7 (1798). Triều Đường chi ấn”.

Theo nhà nghiên cứu Lê Đình Hùng, văn bản được viết theo lối chữ chân, đôi chỗ theo kiểu hành thư, trên giấy dó bản mịn. Tại những chữ quan trọng của văn bản có đóng dấu triện nhỏ để xác nhận và tránh thêm chữ hoặc thay đổi nét chữ trên văn bản. Cuối văn bản là dòng niên đại, đóng dấu “Triều Đường chi ấn” theo quy chuẩn văn bản hành chính xưa. Đây là một văn bản hành chính được triều Tây Sơn giải quyết liên quan đến việc khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương kể trên.

Theo Báo Công an nhân dânnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

fbytzltw