Pháp có tân thủ tướng 34 tuổi

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục Gabriel Attal, 34 tuổi, làm tân thủ tướng

Như vậy, ông Attal trở thành thủ tướng Pháp trẻ tuổi nhất từ trước tới nay.

Vị thủ tướng trẻ nhất lịch sử Pháp vốn nổi tiếng với tư cách người phát ngôn của chính phủ và bộ trưởng giáo dục, đồng thời được bầu chọn là bộ trưởng được yêu thích nhất trong chính phủ sắp mãn nhiệm.

Ông cũng là thủ tướng đồng tính công khai đầu tiên của Pháp.

Ông Gabriel Attal trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 34.

Tân Thủ tướng Gabriel Attal được bầu vào Quốc hội Pháp vào năm 2017, gia nhập chính phủ một năm sau đó với tư cách là Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề thanh niên, qua đó trở thành thành viên nội các trẻ nhất kể từ khi bắt đầu nền Cộng hòa thứ 5 của Pháp.

Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm ông Attal làm tân thủ tướng Pháp để thay thế bà Elisabeth Borne, người đệ đơn từ chức ngày 8-1. Bà Borne, 62 tuổi, nhậm chức hồi tháng 5-2022 và là nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử Pháp.

Tổng thống Macron sẽ sớm làm việc với tân Thủ tướng Attal để thành lập chính phủ mới trong những ngày tới. AP cho biết một số bộ trưởng chủ chốt dưới thời bà Borne sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí.

"Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào năng lực, nghị lực và sự cam kết của anh" – ông Macron gửi thông điệp cho ông Attal trên mạng xã hội X.

Tổng thống đề cập đến việc ông Attal làm sống lại "tinh thần của năm 2017". Thời điểm đó, ông Macron làm rung chuyển nền chính trị Pháp khi giành chiến thắng bất ngờ và trở thành tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử.

Tổng thống Macron bổ nhiệm tân thủ tướng trong lúc đang tìm cách tạo ra cú hích cho nhiệm kỳ thứ 2, sau khi ông đối mặt với các cuộc biểu tình phản đối cải cách lương hưu vào năm ngoái và những bất đồng gay gắt trong nội bộ đảng về dự luật nhập cư.

Theo hệ thống chính trị của Pháp, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Thủ tướng chịu trách nhiệm thực thi chính sách đối nội, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và điều phối đội ngũ bộ trưởng của chính phủ.

Tổng thống Pháp nắm quyền lực đáng kể về chính sách đối ngoại và các vấn đề châu Âu và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của đất nước.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

fb yt zl tw