Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Trên cơ sở phát huy lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch, Lào Cai từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Chương trình hành động số 148 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

dinh-fansipan-gio-day-da-khong-con-la-tam-huy-chuong-cua-rieng-cac-phuot-thu-day-dan-kinh-nghiem-nua-ma-da-tro-thanh-diem-den-doi-nguoi.jpg
Sa Pa lọt vào Top 5/7 điểm đến thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do nền tảng du lịch trực tuyến Tripadvisor bình chọn.

10 tháng năm 2024, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 7,2 triệu lượt, trong đó khách du lịch nội địa đạt hơn 6,5 triệu lượt, khách quốc tế đạt hơn 722 nghìn lượt (khách lưu trú qua đêm đạt gần 5 triệu lượt), tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 85,15% so với kế hoạch năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 24 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 88,22% so với kế hoạch năm 2024.

Mục tiêu là đưa Lào Cai trở thành tỉnh đứng đầu khu vực cả về lượng khách và doanh thu từ du lịch; đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố về lượng khách; đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về doanh thu du lịch. Du lịch Lào Cai tiếp tục được du khách đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn, Sa Pa lọt vào Top 5/7 điểm đến thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor bình chọn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, như khai thác chưa thực sự hiệu quả tiềm năng, lợi thế; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn khó khăn, nhiều tuyến đường xuống cấp, một số tuyến nâng cấp chậm tiến độ, nhiều tuyến tiếp cận điểm du lịch (nhất là đỉnh núi, thác nước) chưa được đầu tư; hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn du lịch, sơ đồ du lịch, điểm dừng chân ngắm cảnh, bãi đỗ xe tại các vùng trọng điểm du lịch (Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên và thành phố Lào Cai) còn thiếu.

z6072746150596-5167e2b6348126f9c1c86fd0a1fe0c96.jpg
Lào Cai có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ảnh: PV và CTV

Ngoài ra, các cơ sở lưu trú phần lớn mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu phục vụ khách du lịch, thiếu những cơ sở lưu trú chất lượng cao. Sản phẩm du lịch đặc thù tạo sự khác biệt hấp dẫn du khách chưa nhiều. Môi trường du lịch, cạnh tranh điểm đến cũng còn nhiều hạn chế cần giải quyết, như tình trạng ô nhiễm rác thải, tiếng ồn, ánh sáng, suy giảm tài nguyên du lịch; hiện tượng xây dựng trái phép tại các khu, điểm du lịch, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch… ảnh hưởng không nhỏ đến ấn tượng của khách du lịch khi đến Lào Cai.

Để du lịch Lào Cai phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá, phấn đấu đến năm 2025, đón 10 triệu lượt khách du lịch, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và ngành du lịch cần tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá, phát triển du lịch bền vững, thực chất có chiều sâu; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

123.jpg
Các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa cộng đồng đem đến cho du khách cảm xúc, trải nghiệm khác biệt. Ảnh: PV

Phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc, gắn với văn hóa cộng đồng, đem đến cho du khách những cảm xúc, trải nghiệm khác biệt trên mỗi hành trình; duy trì tổ chức các lễ hội văn hóa đặc sắc, riêng có, mang thương hiệu của Lào Cai, như festival “Tinh hoa Tây Bắc”; festival “Cao nguyên trắng Bắc Hà”; Lễ hội trên mây; Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, các chương trình nghệ thuật show biểu diễn thực cảnh như “The Mong show”...; đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch thể thao.

lao-cai-can-quan-tam-phat-trien-du-lich-leo-nui-du-lich-mao-hiem.jpg
Lào Cai quan tâm phát triển loại hình du lịch leo núi, khám phá thiên nhiên. Ảnh: P.V

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch; nghiên cứu đề xuất thành lập các phòng du lịch tại các địa phương trọng điểm phát triển du lịch; có cơ chế phù hợp khuyến khích các nghệ nhân tham gia hoạt động du lịch văn hóa...

Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; khai thác tối đa các nguồn lực, các kênh thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu quả...

12345.jpg
Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 đón 10 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: PV

Huy động và sử dụng lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn phục vụ du lịch, đặc biệt tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, Khu du lịch Bắc Hà, thành phố Lào Cai và các điểm du lịch, các thiết chế văn hóa, công viên văn hóa...

Với phương châm định hướng phát triển “Sản phẩm đặc sắc - dịch vụ chuyên nghiệp - thủ tục thuận tiện, đơn giản - giá cả cạnh tranh - môi trường vệ sinh sạch, đẹp - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, ngành du lịch Lào Cai tin rằng sẽ hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw