Núi lửa Kanlaon phun trào, Philippines khuyến cáo hàng chục nghìn người sơ tán

Một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines vừa phun trào khiến chính quyền địa phương phải ban hành khuyến cáo hàng chục nghìn người dân sống gần đó sơ tán khẩn cấp.

Theo Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines, núi lửa Kanlaon, nằm trên đảo Negros, đã phun trào vào khoảng 15h ngày 9/12 theo giờ địa phương.

Núi lửa Kanlaon phun trào hôm 9/12. Ảnh: Manila Times

Núi lửa Kanlaon phun trào hôm 9/12. Ảnh: Manila Times

Những hình ảnh ghi lại được cho thấy cột khói đen bốc lên từ đỉnh núi, cao khoảng 2.400m. Vụ phun trào núi lửa này đã tạo ra khói cao khoảng 3.000m so với miệng núi lửa và các dòng nham thạch chảy xuống quanh sườn núi.

Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines đã nâng mức cảnh báo về núi lửa hoạt động lên mức 3 trên thang cảnh báo 5 mức. Người dân trong phạm vi bán kính 6km tính từ đỉnh núi lửa đã được khuyến cáo nhanh chóng di tản khỏi khu vực nguy hiểm.

Một hoạt động sơ tán khẩn cấp đang được tiến hành trong bối cảnh dấy lên lo ngại về tác động của tro bụi núi lửa. Các quan chức ứng phó với thảm họa thiên tai cho biết, hoạt động phun trào núi lửa có thể sẽ ảnh hưởng đến khoảng 87.000 cư dân ở các khu vực lân cận.

Lệnh giới nghiêm được ban bố ngay trong đêm ở các khu vực có nguy cơ cao. Các trường học địa phương tạm thời đóng cửa trong ngày hôm nay. Các nhà chức trách liên tục kêu gọi người dân đề phòng cảnh giác trước các vụ phun trào dữ dội tiếp theo.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw