Nữ trưởng thôn người Dao ở Lào Cai giúp dân bản thoát nghèo

Tiên phong mở lối thoát nghèo cho dân bản, nữ trưởng thôn Đặng Thị Dẩn đưa Nậm Sò từ một thôn nghèo nàn, lạc hậu trở thành vùng quê giàu đẹp, trù phú.

Nhiệt huyết trách nhiệm

Nhiệt huyết, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm… là những gì mà chúng tôi cảm nhận được ở bà Đặng Thị Dẩn, nữ trưởng thôn người Dao ở thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, Lào Cai.

Bà Dẩn là người có uy tín trong cộng đồng dân tộc ở thôn vùng biên Nậm Sò. Bà là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác Hồ ở đức tính gần dân, sát dân để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.

Bà Dẩn cũng chính là người tiên phong mở lối thoát nghèo cho bà con dân bản, đưa Nậm Sò từ một thôn nghèo nàn, lạc hậu, đến nay trở thành thôn giàu đẹp, trù phú, đáng sống.

Trong câu chuyện về sự đổi thay ở thôn vùng biên này, ông Phàn Xuân Tiến, Bí thư Đảng uỷ xã Bản Phiệt chia sẻ: “Những kết quả mà thôn Nậm Sò đạt được là nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước; nhờ sự nỗ lực vươn lên của Nhân dân địa phương, trong đó phải kể đến những đóng góp của nữ trưởng thôn người Dao - Đặng Thị Dẩn. Bà Dẩn là người có uy tín trong thôn, dành cả cuộc đời gánh vác việc chung của dân, của bản”.

Bà Đặng Thị Dẩn là người có uy tín trong thôn Nậm Sò.
Bà Đặng Thị Dẩn là người có uy tín trong thôn Nậm Sò.

Ông Tiến cho biết, bà Đặng Thị Dẩn luôn sẵn lòng hỗ trợ bà con ở bản Nậm Sò phát triển kinh tế gia đình. Không những thế, bà ấy còn gần gũi hướng dẫn bà con khâu, thêu quần áo, trang phục dân tộc mình, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Là một người được nhân dân tín nhiệm, có tiếng nói trong thôn, bà Đặng Thị Dẩn đã luôn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tuyên truyền để nhân dân luôn cảnh giác với các loại tội phạm, không để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc chống phá Nhà nước.

Bà Dẩn cho biết, cách đây chục năm, các đối tượng xấu đã trà trộn dụ dỗ, lôi kéo một số bà con vượt biên sang Malaysia, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn. Các đối tượng gieo rắc những thông tin vô cùng hào nhoáng, không cần làm cũng có cái ăn, cái mặc và giàu có. Nhiều bà con nhận thức hạn chế, đã tin và nghe theo. Trong thôn lúc đó có 2 người nghe theo kẻ xấu dụ dỗ đã bỏ sang Malaysia, 2 hộ đi theo đạo trái pháp luật.

Biết được những ý đồ đó, bà Dẩn cùng cán bộ thôn tích cực "đi từng ngõ, gõ từng nhà", vận động, khuyên bảo người dân yên tâm ở lại sinh sống, không theo đạo trái pháp luật, lập lại bàn thờ tổ tiên, thực hiện kí cam kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng kêu gọi, vận động những người vượt biên sang Malaysia trở về.

Bà Dẩn đã kịp thời phát hiện và báo cho biên phòng, cấp ủy, chính quyền xử lý 5 vụ vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, 2 vụ buôn bán phụ nữ qua biên giới, 6 vụ xuất cảnh trái phép…

Bà Đặng Thị Dẩn cùng bà con lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Bà Đặng Thị Dẩn cùng bà con lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

“Trong năm 2019, tôi đã tuyên truyền, vận động được 2 hộ đồng bào dân tộc Mông quay trở lại tín ngưỡng truyền thống. Hàng năm, tôi vận động người dân thực hiện tốt các quy ước, hương ước của thôn, bản, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi”, bà Dẩn chia sẻ.

Giúp dân thoát nghèo

Qua câu chuyện với Bí thư Đảng ủy xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, Lào Cai, được biết, bà Dẩn còn đi đầu trong việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo.

“Bà Dẩn đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó nâng cao thu nhập cho nhân dân. Bà cũng là người trực tiếp đến từng nhà, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, giúp bà con thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế”, ông Phàn Xuân Tiến chia sẻ.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, bà Dẩn còn là người gương mẫu, đi đầu tự nguyện đóng góp tiền và ngày công lao động, phối hợp với tổ chức đoàn thể trong thôn vận động người dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hoá, được bà con đồng tình hưởng ứng.

Nhờ sự nhiệt huyết của bà Dẩn, Nậm Sò đã trở thành "điểm sáng" của xã Bản Phiệt với 80% hộ khá, giàu.
Nhờ sự nhiệt huyết của bà Dẩn, Nậm Sò đã trở thành "điểm sáng" của xã Bản Phiệt với 80% hộ khá, giàu.

Trước đây, hộ gia đình bà Tẩn Thị Tích là một trong những hộ khó khăn nhất của thôn. Được bà Dẩn hướng dẫn, vận động đưa các cây trồng có giá trị kinh tế thay cho cây ngô, cây lúa truyền thống, nhờ đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Căn nhà xây dựng khang trang là thành quả cho những cố gắng nỗ lực của cả gia đình bà Tích sau bao năm mong đợi.

“Những ngày đầu di chuyển về nơi ở mới, bà con trong thôn ai cũng gặp khó khăn. Chị Dẩn bảo bây giờ phải cố gắng, trồng dứa, trồng các cây ăn quả… trồng cái gì có thu nhập thì bà con trồng. Nghe lời chị Dẩn, bà con trong thôn ai cũng đồng lòng, cố gắng phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”, bà Tích chia sẻ.

Cách đây hơn 20 năm Nậm Sò vẫn là dải đất hoang sơ, nghèo nàn, chỉ toàn bom, mìn sót lại sau chiến tranh biên giới. Giao thông cách trở, hủ tục, tập quán canh lạc hậu, 100% đồng bào trong thôn thuộc diện hộ nghèo. Nhưng đến nay, Nậm Sò đã trở thành "điểm sáng" của xã Bản Phiệt với 80% hộ khá, giàu.

Sự đổi thay ở thôn biên giới Nậm Sò, xã Bản Phiệt, có dấu ấn đậm nét của nữ trưởng thôn Đặng Thị Dẩn - người tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo cho vùng đất này.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, ông Phàn Xuân Tiến hồ hởi: “Với những cống hiến đó, năm nào bà Dẩn cũng được các cấp chính quyền địa phương khen thưởng. Đặc biệt năm 2018 bà là một trong những tấm gương điển hình được tuyên dương tại Chương trình "Điểm tựa của bản làng" do Tạp chí Cộng sản phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức. Những cống hiến của nữ Đảng viên người Dao, người có uy tín Đặng Thị Dẩn đang góp phần làm "thay da, đổi thịt" vùng đất khó Nậm Sò”.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu

Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu

Tối 7/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024, tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu trong toàn quốc.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Quy định 144-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 9/5/2024 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đã hội tụ đầy đủ những cốt cách về đạo đức mà người cán bộ, đảng viên cần phải có, với những điều khoản được viết khái quát, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là người chủ nước nhà. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt”.

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Dọc Quốc lộ 4E, từ thị trấn Phố Lu đến ngã ba Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, chúng tôi gặp hình ảnh những người dân địa phương cầm cờ Tổ quốc vẫy chào từng đoàn xe thiện nguyện đi qua để đến vùng bị thiên tai hỗ trợ, giúp đỡ người dân bị nạn. Nhiều tổ chức và người dân còn tổ chức quán nước, quán cơm miễn phí, mời các đoàn thiện nguyện nán lại uống cốc nước mát, cùng ăn bữa cơm gia đình.

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Mưa lũ ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối, gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Sáng 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ của 8 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số tiền 2,47 tỷ đồng, qua đó nâng mức hỗ trợ và cam kết hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân qua cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh lên con số gần 85 tỷ đồng.

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh trong khắc phục hậu quả thiên tai đã để lại hình ảnh đẹp, khiến người dân cảm động.

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

“Tuấn ơi cố lên”, “Tuấn ơi bám chặt dây vào”, “Đừng bỏ cuộc Tuấn ơi”, “Cố lên chú bộ đội ơi, sắp được rồi”… Hàng trăm câu nói động viên của người dân, đồng đội vẫn in hằn trong tâm trí người quân nhân trẻ tuổi, là “liều thuốc” tinh thần to lớn để Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn, sinh năm 1994, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai vượt qua lằn ranh sinh tử, bình an trở về trong vòng tay yêu thương, niềm vui của đồng đội, gia đình và người dân địa phương.

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Công an huyện Bảo Thắng, từ khoảng 23 giờ ngày 9/9 đến 3 giờ 30 phút ngày 10/9, việc neo giữ 2 tàu trôi dạt từ thượng nguồn sông Hồng mới được hoàn thành tại khu vực thôn An Thắng, xã Sơn Hà. Việc khống chế, điều khiển và neo giữ tàu trôi dạt đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hạ tầng giao thông.

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

Trong những ngày hoạt động thực tế tại các xã Xuân Quang, thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), hàng trăm học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã “3 cùng” với bà con dân bản, có nhiều việc làm, hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về người chiến sĩ học viên an ninh nói riêng, lực lượng Công an nhân dân nói chung.

fbytzltw