Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Sau tiểu thuyết 2 tập đầu tay “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh” ra mắt cách đây 3 năm, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tiếp tục cho ra đời “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi”, tiểu thuyết về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống vượt qua bối cảnh của những năm tháng đại dịch khi vaccine chưa phủ diện rộng.

6.jpg

Hồ Điệp Thanh Thanh, hiện đang là phóng viên của báo Phụ nữ Thủ Đô, đã mạnh dạn bước chân vào “làng tiểu thuyết” với hai tác phẩm được xây dựng công phu, dày dặn mà thoạt nhìn vào độ dày, không ai nghĩ đó là cuốn sách do một người “tay ngang” thực hiện.

Tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” được in khổ lớn, dày gần 550 trang, xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa nữ bác sĩ (Hạ Vũ) có bề ngoài mỏng manh dễ vỡ, nhưng có trái tim sôi nổi nhiệt tình, một trái tim chí thiện, chí tình; còn bên kia là một nam tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.

Không gian lãng mạn của buổi lễ ra mắt sách.
Không gian lãng mạn của buổi lễ ra mắt sách.

Tình yêu của đôi trai gái đã vượt qua những lằn ranh khắc nghiệt nhất giữa sự sống và cái chết, giống như những mầm nụ hoa bằng lăng vượt qua cái lạnh lẽo buốt giá của mùa đông để bung mình xòe nở vào mùa hạ. Tình yêu ấy cũng như ý chí của những con người ở đầu chiến tuyến, trong thời điểm cả nước căng mình chống dịch, quên đi mọi thứ của bản thân để giành giật sự sống của mọi bệnh nhân từ tay tử thần.

Một điều trùng hợp là cả hai bộ tiểu thuyết của Hồ Điệp Thanh Thanh đều ít nhiều có liên quan đến ngành y. Nếu như “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh” kể về tình yêu vượt qua bệnh tật từ góc nhìn của một bệnh nhân, thì “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” là cái nhìn từ trong bệnh viện, từ những người trực tiếp cứu chữa bệnh nhân.

Truyện “ngôn tình” thường là về tình yêu lãng mạn, nhiều khi thoát ly thực tại. Còn truyện của tôi không biết “ngôn tình” đến mức nào, nhưng tôi luôn muốn gắn với bối cảnh thực tại. Một thực tại khốc liệt mà tất cả chúng ta đều biết.

Hồ Điệp Thanh Thanh

Hồ Điệp Thanh Thanh tự nhận là mình “liều” khi cứ đặt bút viết theo cảm xúc và bản năng. “Tôi không dám tự coi mình là nhà văn bởi vì nhiều người khi viết thường có đề cương, kịch bản, còn tôi chỉ viết theo cảm xúc của mình trước những câu chuyện của cuộc sống. Tôi chọn hướng đi rồi cứ thế theo chân nhân vật đi vào câu chuyện” – tác giả chia sẻ.

Mang một dáng vẻ đầy chất “ngôn tình” từ tên sách đến trình bày, bìa sách, nhưng tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” của Hồ Điệp Thanh Thanh có đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc, đau đớn, bi thương, uất nghẹn, yêu thương, đồng cảm, cho đến thăng hoa hạnh phúc…

Nhà văn Di Li và nhà báo Ngô Bá Lục cùng tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tại lễ ra mắt sách.
Nhà văn Di Li và nhà báo Ngô Bá Lục cùng tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tại lễ ra mắt sách.

“Truyện “ngôn tình” thường là về tình yêu lãng mạn, nhiều khi thoát ly thực tại. Còn truyện của tôi không biết “ngôn tình” đến mức nào, nhưng tôi luôn muốn gắn với bối cảnh thực tại. Một thực tại khốc liệt mà tất cả chúng ta đều biết” - tác giả bộc bạch.

Nhà văn Di Li là một trong những người đọc “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” từ rất sớm. Với sở trường trinh thám, du ký và tản văn, Di Li thẳng thắn chia sẻ mình chưa bao giờ đọc sách ngôn tình, tình yêu diễm lệ. “Đây là lần đầu tiên tôi đọc một cuốn tiểu thuyết diễm tình và rất bất ngờ, nó có cả sự ly kỳ, cả sự hấp dẫn. Câu chuyện được viết trong một bối cảnh rất hẹp là một bệnh viện, trong khoảng thời gian ngắn (thời điểm xảy ra dịch Covid-19), nhưng vẫn đem đến cho người đọc sự hồi hộp. Đó là cách xử lý giỏi của tác giả” - Di Li nhận xét.

Hồ Điệp Thanh Thanh đã viết một câu chuyện khiến một tác giả trinh thám phải rất hồi hộp khi đọc.

Nhà văn Di Li

Hồ Điệp Thanh Thanh chia sẻ, cô viết cuốn sách trong khoảng 3 năm, đúng thời điểm cả nước đang đồng lòng chống dịch. “Đại dịch và những hệ lụy của nó sau này đã làm cho suy nghĩ của tôi về cuộc sống thay đổi rất nhiều. Sau khi viết xong, tôi phải để một thời gian cho mọi thứ lắng lại, rồi mới đọc lại và chỉnh sửa” – tác giả chia sẻ.

Cuốn tiểu thuyết cũng nhận được nhiều lời ngợi khen từ những người trong nghề. Nhà văn Di Li nhận xét: “Đề tài Covid-19 đã quá quen thuộc, viết dễ bị nhàm, nhưng trong tiểu thuyết này vẫn có sự hấp dẫn nhất định khi làm nền cho một câu chuyện tình. Những gì tác giả muốn nói đã nhiều hơn và vượt qua một câu chuyện tình. Đó là ranh giới giữa sự sống và cái chết” – Di Li nhận xét.

Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh và gia đình.
Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh và gia đình.

Biên tập viên Mai Huê, Cty TNHH Văn hóa Đông Tây, đơn vị phát hành tác phẩm cũng người là đã đồng hành cùng tác giả thực hiện xuất bản ấn phẩm, chia sẻ: “Cuốn sách có chất ngôn tình, nhưng là ngôn tình thấm đẫm chất nhân sinh chứ không phải ngôn tình rời xa thực tế. Sách có nhiều chi tiết xúc động, mang lại rất nhiều cảm xúc. Với tôi là một biên tập viên, khi làm việc thường phải giữ sự khách quan, nhưng khi đọc bản thảo cuốn sách này, tôi đã không thể kìm được những cảm xúc của mình. Tôi cho rằng những gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến với trái tim” – nữ biên tập viên nói.

Nhà báo Ngô Bá Lục, người bạn, người đồng nghiệp của Hồ Điệp Thanh Thanh nhận xét: "Sách có những thông tin công chúng không biết mà chỉ người làm nghề được biết, điều đó gây xúc động và chạm tới trái tim độc giả. Hồ Điệp Thanh Thanh là một người thực sự có tâm hồn rất trong trẻo khi đã viết nên cuốn sách này".

Là người khá bận rộn với công việc báo chí hằng ngày, lại nhận truyền thông cho nhiều sự kiện, nhân vật, nghệ sĩ, nhưng Hồ Điệp Thanh Thanh vẫn dành được thời gian cho riêng mình để thỏa mãn đam mê. Cô chia sẻ: “Khi tôi thích làm một điều gì đó, tôi sẽ có nhiều cách để dành thời gian cho việc đó”.

Không chỉ viết lách để thỏa mãn đam mê, Hồ Điệp Thanh Thanh còn muốn lan tỏa những điều tốt đẹp từ cuốn sách của mình khi dành một phần lợi nhuận bán sách cho các em nhỏ mồ côi do đại dịch và thiên tai. “Tôi không còn mẹ nữa, cho nên tôi thấu hiểu và đồng cảm với các em nhỏ mồ côi. Tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình để xoa dịu nỗi đau cho các em, để có thể an ủi phần nào những mất mát mà các em phải gánh chịu trong cuộc đời này” - tác giả chia sẻ.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

fbytzltw