Nông sản Yên Bái nhìn từ góc độ chuỗi cung ứng

Yên Bái không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi sản sinh ra nhiều sản vật đặc trưng, giàu tiềm năng phát triển thành hàng hóa có giá trị cao. Tuy nhiên, để những sản phẩm nông nghiệp ấy không chỉ dừng lại ở quy mô tự cung tự cấp mà thực sự trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn.
Điểm đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp của Yên Bái chính là sự đa dạng của vùng khí hậu, tập quán canh tác và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Nhờ đó, mỗi địa phương lại gắn với những loại nông sản độc đáo như chè Shan tuyết Suối Giàng, quế Văn Yên, măng tre Bát độ Trấn Yên, chuối tiêu Thành Thịnh… 
Từng bước, các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu. Song, để có thể "chắp cánh” cho nông sản Yên Bái bay xa, yêu cầu đặt ra không chỉ là nâng cao chất lượng mà còn phải tham gia vào chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đây cũng là lối đi tất yếu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và xu hướng tiêu dùng ngày một khắt khe. 
Một trong những minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả của chuỗi cung ứng tại Yên Bái là cây tre măng Bát độ ở các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên và Yên Bình, với tổng diện tích gần 6.000 ha. 
Trước đây, việc trồng và tiêu thụ măng tre chủ yếu theo hình thức nhỏ lẻ, giá trị không cao. Tuy nhiên, nhờ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ, cây tre măng Bát độ đã "lột xác” trở thành "cây trồng bạc tỷ” cho hàng trăm hộ dân. Các hợp tác xã (HTX) như HTX Kiên Thành, HTX Hưng Khánh… là cầu nối giữa người nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ. 
Tiêu biểu, HTX Hưng Khánh hiện tiêu thụ hơn 500 tấn măng tươi/năm, doanh thu gần 3 tỷ đồng, giúp hàng trăm hộ dân có thu nhập ổn định. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, sản phẩm măng khô, măng miếng của HTX đã đạt chuẩn OCOP 3 sao, đủ điều kiện vươn ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), thậm chí đang hướng đến châu Âu. 
"Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu nói ấy hoàn toàn đúng với nếp nghĩ, cách làm của anh Nguyễn Tiến Sơn - Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp MQ, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên khi đang tạo ra sự ổn định và bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gà đồi Trấn Yên. Được thành lập năm 2018, đến nay, HTX đã có 10 thành viên và gần 30 hộ liên kết chăn nuôi. 
Giám đốc HTX Nguyễn Tiến Sơn cho biết: "HTX thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm với các đối tác. Bình quân lương xã viên ổn định từ 7 - 8 triệu đồng/tháng và với các hộ liên kết thì thu nhập khoảng trên dưới 10 triệu đồng/tháng”. 
Hay như Dự án phát triển sản xuất chè xanh liên kết theo chuỗi giá trị tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên với tổng quy mô 60 ha được HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp Đát Quang, xã Hưng Khánh thực hiện. 
Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Đát Quang - Vũ Văn Đình chia sẻ: "Từ khi tham gia HTX và chuỗi liên kết, chúng tôi đã được Nhà nước hỗ trợ giống, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang trồng chè Bát tiên với giá thành thu mua cao hơn hẳn. Hiện tại, toàn bộ 60 ha chè của các thành viên HTX đã được HTX Chè Khe Năm cũng thuộc xã Hưng Khánh ký kết bao tiêu thu mua toàn bộ sản lượng”. 
Mặc dù đã có những bước chuyển tích cực, nhưng quá trình xây dựng chuỗi cung ứng nông sản tại Yên Bái vẫn đối mặt không ít thách thức. Đó là sự thiếu đồng bộ trong kết nối giữa người sản xuất, HTX và doanh nghiệp; hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến còn hạn chế; công tác xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế. 
Bên cạnh đó, tâm lý sản xuất manh mún, ít liên kết của người nông dân ở một số địa phương cũng khiến việc triển khai chuỗi giá trị gặp khó khăn. Không ít nơi vẫn còn tình trạng "được mùa, mất giá” do thiếu thông tin thị trường, thiếu năng lực thương lượng với đối tác tiêu thụ. Để giải bài toán phát triển nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị, tỉnh Yên Bái xác định phải coi liên kết chuỗi là chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này cần sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. 
Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết: "Trước hết, tỉnh tiếp tục quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ; khuyến khích các HTX ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong quản lý, truy xuất nguồn gốc và kết nối thị trường. Cùng với đó, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm theo yêu cầu quốc tế”. Đặc biệt, chương trình OCOP và Nghị quyết 20 của Trung ương về phát triển kinh tế tập thể cần được cụ thể hóa mạnh mẽ hơn tại địa phương để HTX thực sự trở thành "hạt nhân” trong chuỗi liên kết.
Chuỗi cung ứng không đơn thuần là câu chuyện sản xuất - tiêu thụ, mà là hệ sinh thái gồm nhiều mắt xích liên kết chặt chẽ, từ người nông dân đến HTX, doanh nghiệp và chính quyền. Yên Bái đang từng bước đi đúng hướng, nhưng để nông sản thật sự "ra biển lớn”, cần nhiều hơn nữa những mô hình thành công như măng Bát độ hay chè, quế, gà đồi Trấn Yên. Khi chuỗi cung ứng được xây dựng bài bản và bền vững, nông sản Yên Bái không chỉ là niềm tự hào của địa phương mà còn là thương hiệu vươn tầm quốc gia, quốc tế.
Từ năm 2021 - 2024, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ 59 dự án liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Các dự án đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: tre măng Bát độ, trồng dâu, nuôi tằm, chè vùng thấp, chăn nuôi quy mô vừa và lớn... Năm 2025, tỉnh tiếp tục hỗ trợ thực hiện 18 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó có 15 dự án chuyển tiếp và 3 dự án mới. Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các chủ thể thực hiện các dự án liên kết chuỗi và hộ gia đình, cá nhân thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được phê duyệt phân bổ.

Hồng Duyên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Để đảm bảo hoàn thiện toàn bộ dự án đồng bộ với đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đơn vị thi công gói thầu Trạm biến áp 500kV Lào Cai đang tập trung nhân lực, phương tiện thi công đồng loạt các hạng mục.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw