Nông dân huyện Trấn Yên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Trấn Yên đã tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Nhiều gia đình đã nỗ lực vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá, giàu, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội các địa phương phát triển.
Để Phong trào đem lại hiệu quả thiết thực, hằng năm, Hội Nông dân (HND) huyện đã bám sát các chính sách hỗ trợ sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện, tạo điều kiện cho nông dân phát triển, mở rộng quy mô diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung như: phía Bắc với các xã: Thành Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng, tập trung trồng dâu nuôi tằm, kết hợp với sản xuất lúa, ngô chất lượng cao; vùng tả ngạn sông Hồng gồm: Y Can, Quy Mông, Kiên Thành trồng tre măng Bát độ, gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng hạ huyện gồm các xã: Vân Hội, Việt Hồng, Việt Cường tập trung trồng chè chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản… 
Để nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, hằng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện mở từ 160 đến 180 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 15.000 lượt hội viên về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây rau màu, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện mở các lớp dạy nghề về sơ chế kén tằm tại các xã: Hòa Cuông, Thành Thịnh; sơ chế măng tre Bát độ, xã Kiên Thành và quản lý và phát triển trang trại tại xã Hưng Thịnh... 
Ký kết với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, thông qua 76 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 2.827 hộ vay vốn với số tiền trên 166 tỷ đồng; qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông qua 42 tổ vay vốn tạo điều kiện cho 1.328 hộ vay với số tiền trên 223 tỷ đồng; ký kết với Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, cung ứng trên 450 tấn phân bón/năm trả chậm cho nông dân. 
Hội còn triển khai hiệu quả các quỹ hỗ trợ nông dân gồm: Quỹ của Trung ương Hội với 1 tỷ 850 triệu đồng để triển khai các dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại xã Hưng Thịnh, trồng dâu nuôi tằm tại xã Thành Thịnh, chăn nuôi gia cầm tại xã Cường Thịnh; Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh với 1 tỷ 500 triệu đồng, triển khai dự án trồng dâu nuôi tằm tại xã Báo Đáp, trồng và chăm sóc tre măng Bát độ tại xã Hồng Ca, chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại xã Hưng Khánh; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện với 1 tỷ 530 triệu đồng triển khai các dự án: nuôi hươu lấy nhung và hươu sinh sản tại xã Minh Quân, xây dựng vườn ươm giống cây khôi nhung tại xã Cường Thịnh, trồng cây dược liệu tại xã Báo Đáp, nuôi ốc nhồi thương phẩm kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Vân Hội… 
Bà Lê Thị Lụa - Chủ tịch HND huyện cho biết: "Trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Hội cùng các tổ chức đoàn thể, chính quyền các địa phương vận động hội viên và nhân dân gieo cấy 2.215 ha lúa lai, lúa thuần/năm, sản lượng thóc đạt trên 15.620 tấn; phát triển diện tích dâu tằm toàn huyện lên trên 1.016 ha, sản lượng kén đạt 915 tấn/năm; tiếp tục chăm sóc 600 ha chè, sản lượng đạt 2.800 tấn/năm; trồng mới trung bình 400 ha tre măng Bát độ/năm, đưa tổng diện tích lên trên 4.616 ha; nâng diện tích trồng quế lên 4.433 ha, trong đó gần 3.000 ha đạt chứng nhận quế hữu cơ… Từ những con số biết nói với những hoạt động tích cực của hội viên ở cơ sở, đến nay, huyện có 4.869 hộ SXKDG các cấp. Trong đó, cấp Trung ương 45 hộ, cấp tỉnh 370 hộ, cấp huyện 710 hộ và 3.744 cấp cơ sở. Số hộ SXKDG thuộc lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, kinh doanh dịch vụ có 3.613 hộ; lĩnh vực trồng trọt 1.256 hộ, chiếm số đông là hội viên các xã: Thành Thịnh, Báo Đáp, Lương Thịnh…”.
Những năm gần đây, việc vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh. HND các cấp đã chủ động xây dựng các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển kinh tế tập thể nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Hiện nay, HND các cấp trên địa bàn huyện đang duy trì hoạt động hiệu quả của 11 hợp tác xã (HTX), 167 tổ hợp tác (THT), 14 chi hội nghề nghiệp. 
Nhiều HTX, THT tiêu biểu đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, điển hình như: HTX trồng cây dược liệu xã Cường Thịnh; HTX Quế hồi Việt Nam, xã Thành Thịnh; HTX trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi xã Hưng Thịnh; HTX trồng trọt và chăn nuôi xã Lương Thịnh; HTX dâu tằm xã Hồng Ca… Các THT điển hình như: THT trồng dâu nuôi tằm xã Minh Quân; THT sản xuất quế theo hướng hữu cơ, xã Y Can; THT trồng chè, xã Hưng Khánh; THT trồng tre măng Bát độ, xã Việt Cường… 
Từ các mô hình liên kết trong sản xuất và thúc đẩy Phong trào nông dân thi đua SXKDG, đến nay, huyện có 165 hộ thu nhập từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm; 66 hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm và 19 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/năm. Điển hình như gia đình các hội viên: Hoàng Anh Tuấn, tổ dân phố 11, thị trấn Cổ Phúc với mô hình chăn nuôi gà và sản phẩm gà ủ muối, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; ông Đỗ Trọng Khuê, thôn Lao Động, xã Vân Hội, mô hình trang trại nuôi ba ba, thu nhập 600 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Hồng Lê, thôn Trúc Đình, xã Thành Thịnh mô hình trồng dâu nuôi tằm, thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm… Từ các mô hình SXKDG, hằng năm đã tạo việc làm ổn định cho trên 2.000 lao động với thu nhập trung bình từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, Phong trào Nông dân thi đua SXKDG trên địa bàn huyện Trấn Yên đang tiếp tục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đã tạo sức lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản, dịch vụ… làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh với thị trường và hướng phát triển một nền kinh tế nông nghiệp bền vững.
Thạch Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

fb yt zl tw