Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 6/2, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn khẩn số 625/UBND - NLN chỉ đạo việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống lở mồm, long móng. Trong đó nêu rõ: Địa phương nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là, không chủ động các biện pháp phòng, chống thì Chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

123.jpg
Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch. Ảnh: Kim Thoa.

Theo nội dung công văn, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh quán triệt chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng theo Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 18/12/2020 về triển khai Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 446/KH-UBND ngày 3/12/2024 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và bệnh động vật thủy sản.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu quán triệt, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, chính quyền cấp xã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc; chủ động giám sát dịch bệnh đến tất cả thôn, bản, hộ chăn nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo kịp thời dịch dẫn đến dịch lây lan trên diện rộng.

3-2575.jpg
Cán bộ thú y lấy mẫu giám sát dịch bệnh trên gia súc. Ảnh: Kim Thoa.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân tác hại của bệnh lở mồm long móng; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó coi trọng việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh, chủ động vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ từ khâu con giống, thức ăn, nước uống...

Khi có dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra cần thực hiện công bố dịch theo quy định của Luật Thú y; kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động vật; áp dụng khẩn cấp, triệt để các biện pháp chống dịch như tiêu hủy gia súc mắc bệnh theo quy định, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, môi trường chăn nuôi, tổ chức tiêm phòng vắc-xin, tạm dừng hoạt động giết mổ trong vùng dịch; thành lập tổ liên ngành kiểm soát, ngăn chặn hoạt động vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với dịch bệnh; giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 439/UBND-NLN ngày 22/1/2025 về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; với các huyện Văn Bàn, Bảo Yên và Bát Xát - nơi chưa xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung cần đẩy mạnh rà soát, nâng cấp, cải tạo các cơ sở giết mổ nhỏ và đưa hoạt động giết mổ vào quản lý theo quy định.

Đối với các địa phương đang xảy ra dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tập trung nguồn lực với phương châm “Khẩn trương, đồng loạt, kịp thời và hiệu quả”, thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý triệt để, dập tắt ổ dịch, không để dịch bệnh phát sinh; báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh theo quy định. Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là, không chủ động chỉ đạo, triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng trên địa bàn; giám sát dịch bệnh, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về chăn nuôi, phòng chống dịch; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xử lý triệt để ở dịch xảy ra. Chỉ đạo cơ quan trực thuộc chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc -xin đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống bệnh lở mồm long móng theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch, lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở.

060a8379.jpg
Trâu, bò, lợn là vật nuôi dễ mắc bệnh lở mồm, long móng. Ảnh: Người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát chăn thả gia súc trên cánh đồng thôn Tùng Chỉn.

Cũng tại công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 3/2/2025 xảy ra 1 ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn tại thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn làm 44 con lợn mắc bệnh; ngày 5/2/2025 phát hiện 27 con lợn có biểu hiện mắc bệnh tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên. Nguyên nhân được xác nhận do tư thương vận chuyển lợn thịt nhiễm mầm bệnh từ địa phương khác vào địa bàn giết mổ tại địa bàn làm phát sinh dịch bệnh lở mồm long móng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản, ngày 9/7, Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam tổ chức thả cá giống tại hồ Thác Bà, đợt 2 năm 2025.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Thành lập 2 tổ công tác hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Sở Nông nghiệp và Môi trường: Thành lập 2 tổ công tác hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai Trần Minh Sáng đã ký quyết định thành lập 2 tổ công tác chuyên trách nhằm hỗ trợ 99 xã, phường trên địa bàn thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định mới.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

fb yt zl tw