Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những triệu phú vùng cao

Những triệu phú vùng cao

Nhờ chính sách hỗ trợ và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã xuất hiện nhiều triệu phú, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

2.jpg

Ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai) ai cũng biết danh tiếng ông Séo Sào Sẻng, 46 tuổi, dân tộc Mông, người mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng làm vườn ươm giống cây giang từ tháng 3/2024.

Vườn ươm của ông Sẻng rộng 500 m2, cứ 3 tháng ông lại xuất bán một lần, mỗi lần xuất từ 30.000 - 40.000 cây giống ra thị trường. Với giá bán bình quân 5.000 đồng/cây, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng.

3.jpg

Ở huyện vùng cao Si Ma Cai, phong trào trồng cây ăn quả ôn đới còn giúp nhiều hộ dân làm giàu trên chính những nương ngô kém hiệu quả, tiêu biểu là ông Cư Seo Vần, dân tộc Mông, thôn Lao Chải, xã Quan Hồ Thẩn.

Năm 2014, ông mạnh dạn chuyển hướng sang trồng hơn 400 cây lê VH6. Hơn 10 năm gắn bó với cây trồng này, giờ đây, mỗi vụ gia đình ông thu hoạch gần 6 tấn quả; với giá bình quân 30.000 - 40.000 đồng/kg đem lại nguồn thu gần 200 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ ở huyện Si Ma Cai, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa, thu hút hàng nghìn nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng, tham gia.

4.jpg

Toàn tỉnh hiện có hơn 16.500 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61,5%. Tiêu biểu như ông Chấu Seo Câu, xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương) thu lãi gần 200 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng quýt sen; ông Lý Láo Lở, ở xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) với mô hình trồng và sản xuất thuốc tắm truyền thống của dân tộc Dao đỏ thu lãi bình quân hằng năm trên 1 tỷ đồng; thanh niên “9X” dân tộc Dao - Lý Láo Tả ở xã Dền Sáng (Bát Xát) thu hơn 8 tỷ đồng từ nuôi cá nước lạnh...

5.jpg

Nông dân vùng cao Lào Cai ngày càng phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đầu tư vốn, giống vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời đoàn kết giúp nhau trong sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa ở nhiều địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập khẩu

[Ảnh] Nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập khẩu

Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ, hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành càng nhộn nhịp. Để hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa được thông suốt, các đơn vị chức năng ở cửa khẩu phải tăng cường lực lượng và làm thêm giờ kể cả những ngày nghỉ.

Quan tâm chứng nhận lại sản phẩm OCOP

Quan tâm chứng nhận lại sản phẩm OCOP

Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP có thời hạn 36 tháng, khi hết hạn phải làm thủ tục cấp lại. Theo số liệu của cơ quan chuyên môn, hiện việc công nhận lại sản phẩm OCOP sau khi hết hạn chưa được các chủ thể quan tâm và đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần có giải pháp tháo gỡ.

Rực rỡ chợ hoa Xuân thành phố Lào Cai

Rực rỡ chợ hoa Xuân thành phố Lào Cai

Chợ hoa Xuân trên địa bàn thành phố Lào Cai bắt đầu tổ chức từ ngày 16/1, đến thời điểm này, các tiểu thương đã đưa rất nhiều loài hoa, cây cảnh về bán khiến không gian trở nên rực rỡ sắc màu.

Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Vượt qua những khó khăn do thời tiết bất lợi, hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng, vật liệu xây dựng khan hiếm… các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai thi công để 28 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai của xã A Lù, huyện Bát Xát có nhà ở trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Huyện Văn Bàn có 10 xã thuộc khu vực III với 80/194 thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do quy mô nhân khẩu trung bình của hộ nghèo, cận nghèo cao; phần lớn lao động làm nông nghiệp nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn; một số hộ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...

fb yt zl tw