Những kinh nghiệm hay trong công tác cán bộ nữ và phong trào hội

LCĐT – Tại Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Lào Cai lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã có nhiều ý kiến tham luận chia sẻ những kinh nghiệm hay trong các lĩnh vực công tác cán bộ nữ và phong trào hội tại cơ sở. Báo Lào Cai chọn đăng gửi đến bạn đọc.

Quang cảnh đại hội.
Quang cảnh đại hội.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác cán bộ nữ

Trần Thị Việt

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Văn Bàn

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Huyện ủy Văn Bàn thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phụ nữ tham gia, đóng góp vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị các cấp. Địa phương đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ để làm căn cứ cử đi đào tạo, sử dụng cán bộ. Song song với đó, Văn Bàn thường xuyên quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng phát triển Đảng, chuyên môn, nghiệp vụ để chủ động về nhân sự và đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn của từng chức danh; coi trọng thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, lưu ý các xã vùng cao khó khăn, có tỷ lệ cán bộ nữ đạt thấp.

Nhờ đó, công tác cán bộ nữ của Văn Bàn đã đạt nhiều kết quả: Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cấp huyện đạt hơn 17% (tăng 0,87% so với đầu nhiệm kỳ); cấp ủy cấp cơ sở gần 24% (tăng gần 6% so với đầu nhiệm kỳ); 15/22 xã có nữ tham gia ban thường vụ, 3/22 xã có nữ là bí thư đảng ủy, 6/22 xã có nữ là phó bí thư thường trực đảng ủy xã... Tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 cấp huyện đạt hơn 37% (đầu nhiệm kỳ 30,8%), cấp xã đạt hơn 36% (nhiệm kỳ trước 31%). Toàn huyện có 66% cán bộ công chức, viên chức nữ do huyện quản lý có trình độ chuyên môn đại học trở lên, 9 cán bộ nữ có trình độ thạc sỹ; 100% nữ cán bộ lãnh đạo quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên...

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền chống tảo hôn

Mã Én Hằng

Ban Dân tộc tỉnh

Hiện nay, tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra khá phức tạp tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân khiến tình trạng tảo hôn vẫn tồn tại là do ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu trong hôn nhân từ lâu đời để lại, quan niệm của một bộ phận cho rằng kết hôn sớm để có người lao động; ý thức chấp hành pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; chế tài xử phạt chưa được thực hiện nghiêm, còn vướng mắc.

Trước thực trạng trên, Ban Dân tộc tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó có các cấp hội phụ nữ tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đẩy mạnh tuyên truyền gắn với phát động các phong trào vận động đồng bào các dân tộc thiểu số cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, nhất là chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Giai đoạn 2019 – 2021, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức 577 hội nghị với gần 63.000 lượt người tham gia; gần 10.000 hoạt động truyền thông về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đến nhân dân với gần 588.000 lượt người tham gia... Hội phụ nữ các cấp xây dựng nhiều mô hình điểm như: “Tổ phụ nữ không có con tảo hôn”, “Câu lạc bộ tiền hôn nhân”; “Câu lạc bộ nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”... giúp hội viên được chia sẻ, giao lưu, tham gia học hỏi kinh nghiệm hay, nhận thức rõ về những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đã tư vấn được 1.478 cuộc với 22.734 lượt người tham gia.

Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật liên quan tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống mới được ban hành, chú trọng tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xã biên giới. Phối hợp tổ chức hoạt động tư vấn, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa cho trẻ em, nhất là trẻ em gái; tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng tổ chức hội

 Đồng Tố Nga

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai

Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai đã có nhiều sáng kiến nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, vì vậy hoạt động hội và phong trào phụ nữ trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến, góp phần giải quyết nhanh các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.

5 năm qua, Hội đã đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng điểm mô hình “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội” đánh giá rút kinh nghiệm và nhân diện rộng. Quan tâm tập huấn, nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ hội các cấp. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trực tiếp cử cán bộ xuống tập huấn tại các xã, phường; hướng dẫn kỹ năng điều hành sinh hoạt chi hội theo hướng cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao tại chi hội để thu hút hội viên tham gia với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có phong trào hội”. Đồng thời, chú trọng địa bàn có tỷ lệ hội viên thấp, đơn vị mới sáp nhập, tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt tại các cụm thôn, tổ dân phố khó khăn, vùng cao; tăng cường các hoạt động an sinh xã hội hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn…

Nhờ đổi mới phương thức hoạt động, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã đạt nhiều kết quả trong phong trào hội như: Huy động xã hội hóa hỗ trợ các hoạt động phòng, chống Covid-19 được hơn 1 tỷ đồng; hỗ trợ các nguồn vốn vay trên 78 tỷ đồng; tặng học bổng, quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên 900 triệu đồng; tặng thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ 879 chị em mắc bệnh hiểm nghèo, hộ nghèo; hỗ trợ 130 chị khởi sự kinh doanh..

Vai trò của tổ chức hội trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

 Hầu Tuyết Lan

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sa Pa

Thực hiện Đề án 939 về "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp", từ năm 2018 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sa Pa đã thành lập được 1 Câu lạc bộ “Phụ nữ khởi nghiệp” với 25 thành viên tham gia; hỗ trợ, thành lập 2 hợp tác xã sản xuất chế biến cây dược liệu, rau củ quả sấy Sa Pa và 5 mô hình liên kết sản xuất; lựa chọn 11 ý tưởng sáng tạo tham gia “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp” cấp tỉnh”, trong đó có 5 ý tưởng lọt vào vòng chung kết và được chọn tham gia cuộc thi cấp Trung ương (ý tưởng của chị Tẩn Tả Mẩy, HTX Cộng đồng Dao đỏ vinh dự là 1/35 ý tưởng kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay không lãi 200 triệu đồng và ý tưởng của chị Đỗ Thị Kim Dung, HTX Thắng Lợi, đạt giải ứng dụng công nghệ ,được hỗ trợ vay 126 triệu đồng)…

Các cấp hội đẩy mạnh thực hiện công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển nghề nghiệp, khởi nghiệp, thu hút hơn 10.000 lượt phụ nữ tham gia; đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho 385 hội viên, tạo việc làm tại chỗ cho 268 hội viên; mở 7 lớp tập huấn, thiết kế mẫu mã sản phẩm thổ cẩm cho 175 lượt hội viên. Vận động hội viên, phụ nữ trên địa bàn thị xã vay vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các ngân hàng với số tiền trên 100 tỷ đồng, 2.272 lượt người vay. Nhiệm kỳ qua đã có 92 hộ nghèo, trong đó có 87 hộ do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ thoát nghèo.

Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sa Pa mong muốn tỉnh quan tâm xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung chất lượng cao, hỗ trợ liên doanh, liên kết tìm đầu ra, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá cho ý tưởng tiêu thụ sản phẩm; có cơ chế hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp hiệu quả, hỗ trợ vốn vay, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của phụ nữ...

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

 Bùi Thị Huấn

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Khương

Khởi nguồn từ năm 2018 đến nay, với Mường Khương, chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động luôn mang tính nhân văn, hướng ưu tiên, quan tâm vào nhóm đối tượng phụ nữ, trẻ em yếu thế, vùng biên giới. 

Để phát huy hiệu quả chương trình, đem lại lợi ích thiết thực, bền vững cho phụ nữ vùng biên, các cấp hội trên địa bàn đã đẩy mạnh công tác phối hợp với lực lượng biên phòng trong triển khai các nội dung hỗ trợ. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tiến hành khảo sát, nắm thực trạng, nhu cầu, vấn đề cần quan tâm/ưu tiên của phụ nữ địa phương để làm cơ sở xây dựng các đề xuất, kế hoạch theo giai đoạn và hàng năm. Hoạt động tuyên truyền chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương được kết hợp nhiều hình thức phong phú, qua đó thu hút sự quan tâm, đồng thuận, ủng hộ của xã hội đồng hành cùng phụ nữ biên cương.

Qua gần 4 năm triển khai, chương trình đã phối hợp, vận động nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đồng hành, giúp đỡ, động viên vật chất, tinh thần, kỹ năng cho cả phụ nữ và địa phương. Đã huy động xã hội hóa xây dựng Nhà Văn hóa thôn Lao Chải (xã Nậm Chảy) trị giá gần 300 triệu đồng; hỗ trợ cây giống chuối, ngày công lao động, tiền trị giá gần 100 triệu đồng; tặng 1 mái ấm tình thương, nhiều học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các đợt khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí… Từ những hộ trợ của chương trình, đến nay có 113 phụ nữ nghèo làm chủ hộ đã vươn lên thoát nghèo; nhiều gia đình hội viên được giúp đã tăng tính chủ động lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn khởi nghiệp. Qua thực tế triển khai, chương trình đã tạo dấu ấn, động lực để phụ nữ vùng biên vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao mọi mặt đời sống, đoàn kết, gắn bó quân dân và các lực lượng xã hội, góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ, giữ vững chủ quyền biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

fb yt zl tw