Những cựu chiến binh Bảo Thắng xung kích trên trận tuyến mới

Sau khi cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc, các thế hệ cựu chiến binh huyện Bảo Thắng trở về quê hương tiếp tục phát huy bản lĩnh ''Bộ đội Cụ Hồ''.

Sau những năm tháng cống hiến tuổi xuân, sức trẻ cho độc lập, hòa bình của dân tộc, các thế hệ cựu chiến binh huyện Bảo Thắng (Lào Cai) trở về quê hương tiếp tục phát huy bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Vững vàng trên trận tuyến mới, trận tuyến chống lại đói nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Những kết quả đạt được thời gian qua đã chứng minh cho quyết tâm “Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo” của những con người một thời mặc áo lính ấy.

Cựu chiến binh Lê Thị Bích tham gia hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.
Cựu chiến binh Lê Thị Bích tham gia hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Cựu chiến binh gương mẫu hiến đất làm đường

“Tấc đất tấc vàng”, những con đường làng sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân, trong đó có các cựu chiến binh. Ở huyện Bảo Thắng những người lính Cụ Hồ đã cùng đi trước làm gương, tự nguyện đăng ký hiến đất để mở rộng đường.

Thời chiến, những "Bộ đội Cụ Hồ" sẵn sàng xông pha, hiến dâng xương máu để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc. Khi trở về thời bình, họ lại cùng nhau thực hiện phương châm "Cựu chiến binh (CCB) nêu gương sáng, hiến kế, hiến công, hiến đất, hiến của xây dựng quê hương đất nước, góp phần tích cực cùng nhà nước xây nông thôn đổi mới" và CCB Trần Mạnh Hà thôn Tiến Lập xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng) là một người như thế.

Theo lời kể, năm 1968 khi mới 17 tuổi chàng thanh niên Trần Mạnh Hà đã tạm biệt quê hương Trì Quang lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Tổng kết lại những năm tháng chiến đấu ở Tây Ninh, ông Hà đã trực tiếp tham gia khoảng 38 trận lớn nhỏ. Đến nay chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn để lại trong thân thể ông với nhiều vết sẹo không thể xóa mờ.

Phát triển sản xuất, chăn nuôi và nâng cao đời sống cho hội viên CCB và các đối tượng chính sách.
Phát triển sản xuất, chăn nuôi và nâng cao đời sống cho hội viên CCB và các đối tượng chính sách.

Vượt qua quá khứ chiến tranh, trở về đời thường trên mặt trận mới, đấu tranh dựng xây đất nước. Người chiến sỹ quả cảm năm xưa một lần nữa khẳng định khí phách của người lính mang tên bộ đội Cụ Hồ.

Với vai trò là Bí thư chi bộ, chi hội trưởng hội CCB thôn Tiến Lập xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, ông Hà không chỉ tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy các con có công ăn, việc làm ổn định, mà ông còn hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, tích cực vận động người dân trong thôn hiến đất, cây cối hoa màu và đóng góp hàng trăm triệu đồng mở rộng, mở mới, đổ bê tông nhiều tuyến đường trục thôn. Đến nay, hệ thống đường giao thông nội thôn, liên gia ở Tiến Lập đều được đổ bê tông sạch sẽ, nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng đường điện thắp sáng với tổng chiều dài 1,4 km. Gia đình ông Hà đã hiến hơn 350 mét vuông đất cùng hơn 400 cây quế, mỡ từ 2 đến 3 năm tuổi để mở rộng đường.

Trong thời buổi đất quý hơn vàng, nhiều con đường thôn quê sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Việc gương mẫu, tự nguyện hiến gần 1.000m2 đất của cựu chiến binh Lê Thị Bích ở thôn An Trà, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) đã góp phần lan tỏa phong trào hiến đất làm giao thông nông thôn tại địa phương.

Dẫn chúng tôi đi tham quan con đường nằm trên phần đất của gia đình hiến tặng, bà Bích hồ hởi nói: Trước kia, tuyến đường Đồi nơi đây rất hẹp. Hơn nửa đời người sống ở đây,bà quá thấm nỗi cực nhọc, vất vả của người dân mỗi khi đi trên con đường này. Nhiều hộ nuôi được con lợn, đàn gà, trồng cây quế muốn bán cũng khó vì đường quá xấu. Khi nghe cán bộ xã, huyện về triển khai chủ trương và vận động người dân trong thôn hiến đất làm đường, gia đình bà đã tiên phong hiến đất để mở rộng con đường từ 3m lên 7m. Đến nay con đường được mở rộng thênh thang, đã mở ra cơ hội thoát nghèo và giàu cho người dân trong thôn.

Có thể thấy, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội CCB huyện Bảo Thắng đã triển khai, chỉ đạo các cơ sở hội tích cực hưởng ứng, tham gia bằng các mô hình, phần việc phù hợp với thực tế của địa phương; gắn phong trào thi đua “CCB gương mẫu” với phong trào “CCB chung sức xây dựng NTM”. Một trong những dấu ấn đặc biệt của CCB trên địa bàn huyện trong xây dựng NTM là tham gia làm đường giao thông nông thôn. Với phương châm “tiên phong, gương mẫu”, CCB luôn dẫn đầu trong phong trào hiến đất làm đường tại các địa phương. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023 đã có 117 hộ gia đình hội viên CCB hiến trên 2.800 m2 đất và 1.300 công lao động; Có 340 hội viên ủng hộ trên 127 triệu đồng tiền mặt để nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn.

Đây thực sự là những con đường mang đậm dấu ấn “ý Đảng, lòng dân” trong xây dựng NTM. Trong đó có sự đóng góp của những CCB trong việc đi đầu hiến đất, góp ngày công làm đường, vận động người thân, hàng xóm ủng hộ chủ trương lớn của Nhà nước. Góp phần làm cho diện mạo nông thôn ở Bảo Thắng ngày càng tươi sáng.

Cải tạo đất trồng chè, trồng các loại cây ăn quả.
Cải tạo đất trồng chè, trồng các loại cây ăn quả.

“Cuộc chiến” chống đói nghèo

Đánh giặc ngoại xâm đã khó, chống lại giặc nghèo càng khó khăn hơn khi mà hầu hết các CCB bước ra từ cuộc chiến chỉ có đôi bàn tay trắng, thậm chí nhiều người mang trong mình thương tật, vết tích và nỗi ám ảnh chiến tranh. Nhưng với suy nghĩ rất giản dị, ra đi từ đâu sẽ bắt đầu từ đó, nhiều CCB đã chọn cách quay về quê hương để gây dựng cuộc sống và nhiều người trong số họ đã thành công. Cựu chiến binh Hoàng Xuân Quân 73 tuổi ở thôn An Trà xã Sơn Hà là một điển hình tiêu biểu.

Theo giới thiệu của Hội CCB huyện Bảo Thắng, chúng tôi đến gia đình CCB Hoàng Xuân Quân thôn An Trà, xã Sơn Hà (Bảo Thắng). Ấn tượng đầu tiên về ông là tinh thần lạc quan, lối sống bình dị, chân chất vốn có của một người lính.

Trò chuyện với chúng tôi ông Quân cho biết, xuất thân trong một gia đình hoạt động cách mạng, năm 1979 nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc ông đã rời quê hương Hải Dương, xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982 sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông xây dựng gia đình và năm 1990 vợ chồng ông đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Sơn Hà ngày nay. Những ngày đầu trên vùng đất mới, đứng trước nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng với ý chí kiên cường đã được tôi luyện trong quân ngũ, ông Quân hăng say lao động, không ngại khó, ngại khổ, tập trung phát triển kinh tế gia đình. Nhận thấy sẵn có diện tích đất vườn của gia đình, năm 2.000 vợ chồng ông đã mạnh dạn vay vốn, cải tạo trồng chè, trồng các loại cây ăn quả như ổi lê đài loan, mít, bưởi da xanh. Sau vài năm thấy hiệu quả kinh tế mang lại không cao, ông Quân lại bàn với vợ chuyển sang chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Lúc đầu cũng chỉ nuôi vài con, sau thấy hiệu quả kinh tế, vợ chồng ông đã phát triển nuôi tăng dần. Hiện tại trong chuồng nhà ông có 16 con trâu, bò. Tận dụng đất đai xung quanh nhà ông trồng tới 2 mẫu cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò, mỗi năm gia đình ông xuất bán 6 con bê thu về khoảng 100 triệu đồng, chưa kể đến một số nguồn thu từ các loại cây trồng khác.

Với phương châm “Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”, Hội cựu chiến binh huyện Bảo Thắng đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm tiếp sức về vốn cho hội viên phát triển kinh tế. Cụ thể hội CCB huyện đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội duy trì vay vốn giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, chăn nuôi và nâng cao đời sống cho hội viên CCB và các đối tượng chính sách. Hiện đang tạo điều kiện cho 2.202 hội viên vay, với tổng dư nợ trên 130 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh.

Với tinh thần yêu lao động, quyết tâm vượt qua nghèo đói, hơn 4.000 hội viên CCB huyện Bảo Thắng đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường đẩy mạnh phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi". Hiện nay toàn hội CCB huyện có 01 HTX; 8 doanh nghiệp, 65 trang trại, 136 gia trại và 520 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2%.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Hội Cựu chiến binh huyện Bảo Thắng đã vươn lên bằng chính đôi tay, nghị lực của người lính Cụ Hồ, những đóng góp thầm lặng trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM của các cấp Hội CCB trong huyện đã từng bước đưa phong trào của Hội ngày càng phát triển toàn diện. Tất cả là nhờ sự đoàn kết một lòng, cùng nhau quyết tâm đẩy lùi nghèo khó, xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc của các thế hệ CCB Bảo Thắng hôm nay.

Theo Báo Công Thương null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi lòng dân đã thuận

Khi lòng dân đã thuận

Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã tích cực triển khai công tác tuyên vận tại địa phương, qua đó khơi dậy sức mạnh của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho người dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm” và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, Thiếu tá Phạm Quang Thảo, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát) đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khu vực biên giới có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cánh tay nối dài của mặt trận

Cánh tay nối dài của mặt trận

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, các trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố luôn tận tụy, đi đầu trong vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, khơi dậy, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

Bác sỹ của bản

Bác sỹ của bản

Trong ánh nắng xuân lấp lánh phủ vàng trên những cành sa mộc, người dân thôn Nậm Tông ngồi bên nhau kể lại câu chuyện cũ với hình ảnh đẹp về tình người, về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu. Và khi nhắc đến bác sỹ Sin Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Lúc, ai cũng thấy cảm xúc dâng tràn.

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Từ một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh, giờ đây, Lào Cai vươn lên thành “điểm sáng” của vùng Tây Bắc. Để làm nên diện mạo vùng biên ngày càng no ấm, phồn thịnh, trong suốt chặng đường kiến thiết, dựng xây quê hương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn nhớ lời Bác Hồ dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Nhiều năm qua, cựu chiến binh Ngô Huy Bình (74 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tổ dân phố số 4, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) luôn nỗ lực vì cộng đồng, là điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Chiều 12/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã 3 lần xướng danh biểu dương, khen ngợi tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ hộ bị thiên tai và có nhiều cách làm hay, quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Em Ma Thị Hường trú tại thôn Bản Cuông 1, xã Xuân Hòa và em Triệu Thị Thu trú tại thôn Sài 2, xã Lương Sơn (Bảo Yên) cùng sinh năm 2006, nhặt được 100 triệu đồng đã trả lại cho người bị mất. Hành động đẹp của các em đã lan tỏa những việc làm tốt trong cộng đồng và xã hội.

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

“Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 mà tôi được nhận là một phần thưởng lớn đối với cá nhân tôi, càng thôi thúc tôi rèn luyện, công tác góp phần xây dựng, lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân", Thiếu úy Bàn Văn Lư (sinh năm 2000) hiện đang công tác tại Công an xã Tân Tiến, Công an huyện Bảo Yên chia sẻ.

fb yt zl tw