Nhiều trường vùng cao gặp khó với quy định phòng cháy, chữa cháy mới

Quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường học đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả học sinh và nhà trường. Do đó, các cơ sở giáo dục Thanh Hóa đã quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi, nhiều trường học hiện gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn.

Các em học sinh thực hành phòng cháy, chữa cháy.

Với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, đến nay Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trung Xuân (Quan Sơn) đã hoàn thành cơ bản các hạng mục, sẵn sàng đón học sinh vào học. Tuy nhiên, do thiết kế ban đầu không có hạng mục phòng cháy, chữa cháy nên đến nay nhà trường vẫn chưa được nghiệm thu. Hơn 200 học sinh vẫn đang phải học tạm trong khu nhà bán trú. Các phòng ở dãy nhà phục vụ bán trú chật chội, xuống cấp; sân chơi nền đất nên lầy lội khi mưa và bụi bẩn khi nắng. Còn dãy nhà mới đã hoàn thiện nhưng phải cửa đóng then cài. Ông Cao Văn Vinh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trung Sơn, huyện Quan Sơn mong muốn các cấp chính quyền sớm hoàn thiện hạng mục phòng cháy, chữa cháy để bàn giao cho nhà trường đón học sinh vào học.

Tương tự, Trường Tiểu học Trung Hạ (Quan Sơn) được đầu tư xây mới 6 phòng học bộ môn, khu nhà hiệu bộ gồm 6 phòng; cải tạo lại 6 phòng học và xây dựng mới khuôn viên, nhà thư viện..., đến nay đã hoàn thiện khang trang, kiên cố. Tuy nhiên, trường chưa có các hạng mục phòng cháy, chữa cháy theo quy định mới nên cũng chưa được nghiệm thu và bàn giao. Do quỹ đất hạn hẹp và thiếu phòng học nên nhà trường vẫn phải đưa học sinh vào học; điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Ông Phạm Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Hạ, huyện Quan Sơn mong muốn, huyện sớm bố trí nguồn kinh phí bổ sung để đầu tư cho hạng mục phòng, cháy chữa cháy theo quy định mới để nhà trường tổ chức dạy và học cho học sinh đảm bảo an toàn.

Huyện miền núi Quan Sơn hiện có 40 trường từ cấp mầm non đến trung học cơ sở. Hiện các trường đều gặp nhiều khó khăn do đã xây dựng từ rất lâu, nhiều trường đã xuống cấp. Các thiết bị phòng cháy, chữa cháy chủ yếu là bình cứu hỏa mi ni, nhưng hỏng nhiều, không sử dụng được. Nhiều trường học hiện đã được xây mới, đã hoàn thành, có thể đón học sinh về học nhưng do chưa có hạng mục phòng cháy, chữa cháy nên chưa được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng, trường mới bỏ không, học sinh và giáo viên vẫn phải học tạm ở những phòng học xuống cấp, chật chội.

Ông Lê Huy Hà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn cho biết, để khắc phục những “lỗ hổng” về công tác phòng cháy, chữa cháy trong trường học, năm học 2023-2024, Phòng đã phối hợp với Công an huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho tất cả các nhà trường về hồ sơ, thủ tục, cũng như các kỹ năng cơ bản. Tất cả các trường đều thành lập đội phòng cháy, chữa cháy gồm 10 thành viên. Sau tập huấn, Phòng phối hợp với công an huyện kiểm tra, rà soát thiết bị hiện có ở các nhà trường để kịp thời bổ sung, thay thế. Đối với những trường học xây dựng mới nhưng chưa có hạng mục phòng cháy, chữa cháy, Phòng đã tham mưu, đề xuất UBND huyện bố trí kinh phí đầu tư xây dựng để các nhà trường sớm đón học sinh vào học ở trường mới.

Trường Trung học cơ sở Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy dù đã được đầu tư xây dựng và tu sửa khang trang nhưng mới trang bị được những thiết bị tối thiểu như bình chữa cháy mini, xô, chậu... Trường thành lập đội phòng cháy chữa cháy gồm 19 người; hàng năm đều cử giáo viên đi tập huấn; phối hợp tổ chức tuyên truyền; diễn tập tại trường…“Tuy nhiên, hiện một số phòng học sử dụng lâu đã xuống cấp; hệ thống đường dây điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ chập cháy; thiết bị phòng cháy chữa cháy còn thiếu… Do đó, nhà trường mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư và trang cấp thêm thiết bị…”, ông Lê Văn Giang, hiệu trưởng nhà trường nói.

Bà Phạm Thị Hòa, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thủy cho biết, địa phương hiện có 56 trường từ cấp mầm non đến trung học cơ sở, hiện nay, hầu hết các nhà trường đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định về phòng cháy, chữa cháy mới. Các trường đều xây dựng đã lâu, hệ thống đường dây dẫn điện chưa an toàn. Cổng trường nhỏ, giao thông không thuận tiện, khó khăn cho xe chữa cháy tiếp cận cứu hỏa cũng thoát nạn; trang bị các thiết bị phòng, chống cháy, nổ còn hạn chế. Để đầu tư một hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt tiêu chuẩn phải mất hàng trăm triệu đồng, trong khi đó ngân sách lại có hạn.

Để nâng cao hiệu quả việc phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường thành lập Ban Chỉ đạo phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Các trường phải bố trí đủ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy; có đủ trang thiết bị giảng dạy, thực hành được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các cơ sở giáo dục chủ động kiểm tra hệ thống điện, nguồn khí gas tại nhà bếp; bảo đảm nguồn hóa chất thực hành, thí nghiệm rõ nguồn gốc… Ngành Giáo dục đang phối hợp với Công an tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, giáo viên, học sinh và học viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức và hành động…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

Góp sức trẻ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Góp sức trẻ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và tỉnh Lào Cai nhằm huy động nguồn lực toàn xã hội sẻ chia, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đã phát huy sức trẻ, huy động nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Cảm thức về người lính

Cảm thức về người lính

Khúc quân hành vinh quang đã được những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam cất lên từ 80 năm trước, vẫn luôn được thế hệ “Bộ đội Cụ Hồ” hôm nay giữ gìn, xây đắp. Cảm thức về người lính, không chỉ có sự khâm phục cao độ mà còn là những rung động yêu thương, trân quý.

Tri thức dẫn lối cho mùa Xuân nở hoa của cô trò Làng Nủ

Tri thức dẫn lối cho mùa Xuân nở hoa của cô trò Làng Nủ

Mùa Xuân không chỉ đến từ sắc hoa đua nở, mà còn từ những nỗ lực vươn lên không ngừng, từ ánh sáng tri thức và sự ấm áp của những trái tim yêu thương. Chính những đứa trẻ ở Làng Nủ, qua từng bước đi học hỏi, sẽ là những hạt giống tươi tốt, góp phần nở hoa, kết trái, thắp sáng một mùa Xuân đầy hy vọng, bền vững và thịnh vượng cho tương lai.

Ca sỹ Đình Dũng: Lào Cai của tôi!

Ca sỹ Đình Dũng: Lào Cai của tôi!

Tối hôm trước biểu diễn ở Nghệ An, sớm hôm sau ca sỹ Đình Dũng xuất phát trở về Hà Nội theo lời hẹn với chúng tôi. Tại căn phòng nhỏ trong một tòa nhà tọa lạc trên phố Đội Cấn, Đình Dũng vẫn hoạt bát, nói năng sang sảng. Dường như liveshow tối hôm trước và quãng đường hơn 300 cây số trong tình trạng giao thông dịp cuối tuần không “làm khó” được anh. Có lẽ do Đình Dũng đã quen với những cuộc di chuyển gấp gáp như thế.

fb yt zl tw