Nhiều tồn tại trong thực hiện một số dự án thủy lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, hồ đập thủy lợi, phòng, chống thiên tai, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Si Ma Cai và thành phố Lào Cai (năm 2022 - 2023).

D2.jpg
Đoàn Thanh tra làm việc với các bên liên quan.

Trước đó, từ ngày 21/6 đến ngày 29/7, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 27/QĐ-TTr ngày 12/6/2024 của Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Đoàn thanh tra số 27- 2024) đã tiến hành thanh tra tại các dự án, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư, kiểm tra xác minh thực tế nội dung liên quan. Theo đó, đoàn đã tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, hồ đập thủy lợi, phòng, chống thiên tai, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Si Ma Cai và thành phố Lào Cai (năm 2022 - 2023).

Qua quá trình thanh tra, đoàn phát hiện một số tồn tại trong việc thực hiện các dự án. Cụ thể, các công trình thủy lợi chưa cắm mốc phạm vi bảo vệ/chưa lập (cập nhật) bản đồ địa giới hành chính, do vậy việc quản lý phạm vi bảo vệ công trình còn gặp nhiều khó khăn; chính quyền địa phương thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền những vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình.

Tổ thủy nông không lưu trữ hoặc lưu giữ không đầy đủ các hồ sơ pháp lý như: Quyết định giao nhiệm vụ quản lý, các hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, phương án khoán chi hoặc phương án giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, quy chế hoạt động, sổ sách ghi chép theo dõi thu, chi tại tổ theo quy định; việc quản lý công trình thủy lợi của một số tổ thủy nông chưa thường xuyên, liên tục cơ bản mới tổ chức và duy trì tốt việc phát dọn, nạo vét kênh, mương trước và trong mùa vụ sản xuất; thời gian còn lại công trình thủy lợi chưa được quản lý, nạo vét, phát dọn thường xuyên nên hiệu quả sử dụng công trình chưa cao; việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của Ban quản lý các công trình hạ tầng xã đối với các tổ thủy nông cơ sở còn nhiều hạn chế nên hiệu quả hoạt động của một số Tổ thủy nông chưa cao; Ban quản lý công trình cấp xã vẫn đang hoạt động với hình thức lãnh đạo, cán bộ xã kiêm nhiệm (chưa chuyển đổi sang loại hình: Tổ chức thủy lợi cơ sở, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác theo Điều 30, Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi).

Đoàn thanh tra cũng phát hiện việc thực hiện phương án chi chưa đảm bảo theo quy định; hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ quản lý, khai thác, bảo trì công trình thủy lợi chưa thực hiện đúng, đủ theo quy định và theo hướng dẫn. Hóa đơn bán lẻ mua văn phòng phẩm, vật tư phục vụ công tác duy tu, quản lý, khai thác công trình thủy lợi không đúng quy định (tại các xã: Nàn Sán, Sín Chéng, Nàn Sín huyện Si Ma Cai); việc lập dự toán sửa chữa các công trình nước sạch do Tổ cộng đồng thi công bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), tuy nhiên không có tài liệu thể hiện việc nộp thuế, dẫn tới phải thu hồi (tại các xã: Bản Mế, Lùng Thẩn, Nàn Sín, Quan Hồ Thẩn huyện Si Ma Cai; các xã Hợp Thành, Thống Nhất, thành phố Lào Cai).

D1.jpg
Đoàn thanh tra kiểm tra một công trình kè chống sạt lở trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Qua thanh tra cho thấy, đa số các chủ đầu tư đều chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu lên mạng đấu thầu quốc gia, nhất là đối với các gói thầu tư vấn; công tác nghiệm thu các khối lượng thuộc hạng mục công trình phụ trợ chưa được nghiệm thu theo trình tự quá trình thi công; nhật ký thi công của một số công trình chưa được cập nhật kịp thời theo tiến độ.

Một số công trình thi công nghiệm thu thiếu khối lượng, không đúng theo thiết kế được duyệt; một số hạng mục có thay đổi so với thiết kế được duyệt, tuy nhiên chủ đầu tư không thực hiện điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự toán, bổ sung mà vẫn thực hiện thi công và nghiệm thu khối lượng không đúng thực tế dẫn tới phải thu hồi kinh phí. Cụ thể, sửa chữa công trình thủy lợi Chang Muồng năm 2022 do xã Thống Nhất làm chủ đầu tư. Dự án kè suối Vàng Mà thôn Cáng 1, xã Hợp Thành năm 2023: Giảm trừ khi lập báo cáo quyết toán khối lượng thi công đắp đất sau lưng kè giá trị là 17.884.894 đồng.

Đoàn Thanh tra chỉ rõ các tồn tại, vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực, thủy lợi, nước sạch, Trưởng Ban Quản lý các công trình hạ tầng, cán bộ chuyên môn phụ trách công tác thủy lợi, nước sạch, cán bộ kế toán ngân sách các xã: Nàn Sán, Nàn Sín, Bản Mế, Quan Hồ Thẩn, Lùng Thẩn, Sín Chéng, Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai năm 2023; xã Thống Nhất, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai năm 2022, 2023; giám đốc, phó giám đốc, viên chức được giao quản lý dự án thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Si Ma Cai và thành phố Lào Cai năm 2022, 2023; các nhà thầu tư vấn, thi công công trình và đơn vị liên quan tham gia thực hiện công trình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Những năm gần đây, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Cận cảnh nhiều điểm sạt lở, sụt lún trên Tỉnh lộ 162

Cận cảnh nhiều điểm sạt lở, sụt lún trên Tỉnh lộ 162

Do ảnh hưởng của mưa bão, Tỉnh lộ 162 (đường Quý Xa - Văn Bàn) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, sụt lún với khối lượng đất, đá lớn. Hiện nhà thầu bảo trì tuyến đường là Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đức đang bố trí nhân lực, máy móc, phương tiện để khắc phục các điểm sạt lở, sụt lún, đảm bảo giao thông bước 1 trên tuyến đường.

Hoạt động xuất - nhập khẩu duy trì ổn định sau thiên tai

Hoạt động xuất - nhập khẩu duy trì ổn định sau thiên tai

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn trên diện rộng làm nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt và sạt lở nghiêm trọng. Vì vậy, các mặt đời sống, kinh tế - xã hội cũng chịu nhiều tác động, có thời điểm hoạt động vận chuyển hàng hóa phải tạm dừng do giao thông bị chia cắt. Sau bão, các lực lượng chức năng tại Khu Kinh tế cửa khẩu đã nhanh chóng triển khai các phương án để hoạt động xuất - nhập khẩu và xuất - nhập cảnh diễn ra thông suốt.

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Bắt nhịp với công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể ở Lào Cai, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh cho các hợp tác xã trên thị trường.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai

Chiều 9/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) nhằm đánh giá tình hình sản xuất - kinh doanh và cung ứng điện trên địa bàn tỉnh trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc.

fbytzltw