Nhiều sản phẩm OCOP không có sở hữu trí tuệ, chất lượng chưa gắn nhãn hiệu

Trong 85 hồ sơ địa phương trình, có 19 sản phẩm được công nhận 5 sao. Số nhiều khác không có sở hữu trí tuệ, chất lượng chưa gắn với nhãn hiệu, thương hiệu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023 chủ trì cuộc họp.

Ngày 17/5, Bộ NN-PTNT tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023, qua đó công nhận thêm 19 sản phẩm OCOP 5 sao.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), Tổ trưởng Tổ tư vấn số 01 của Hội đồng cho biết, trong 85 hồ sơ thuộc nhóm thực phẩm được các địa phương đề xuất, Tổ tư vấn tiến hành thẩm định, đánh giá đợt 1 cho 30 hồ sơ.

Kết quả đã có 19 sản phẩm đủ điều kiện để được công nhận đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Các sản phẩm này bao gồm “Mật hoa dừa”, “Đường hoa dừa” của Công ty TNHH Trà Vinh FARM, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Sản phẩm “Dừa sáp sợi - VICOSAP” của Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, Trà Vinh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá, các chủ thể OCOP đã ngày càng chú trọng hoàn thiện chất lượng cũng như đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm.

Sản phẩm “Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 38 độ đạm”, “Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 40 độ đạm”, “Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 43 độ đạm”của Công ty CP thương mại Khải Hoàn, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang.

Sản phẩm “Nước mắm Thanh Quốc 43 độ đạm”, “Nước mắm Thanh Quốc 40 độ đạm” và “Nước mắm Thanh Quốc 35 độ đạm” của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang.

Sản phẩm “Hạt điều rang muối”, “Hạt điều rang không muối” và “Hạt điều nhân trắng” của Công ty CP Hà My, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước.

Sản phẩm “Trà hoa vàng Quy Hoa” của Công ty TNHH TMDV và Xuất nhập khẩu Quy Hoa, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Sản phẩm “Trà đinh cao cấp Hoài Trung” của Công ty TNHH chè Hoài Trung, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Sản phẩm “Trà hoa vàng Quy Hoa” của Công ty TNHH TMDV và Xuất nhập khẩu Quy Hoa, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Sản phẩm “Kẹo dừa ca cao”, “Kẹo dừa sầu riêng lá dứa”, “Kẹo dừa gừng” và “Kẹo dừa sầu riêng” của Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á, phường 7, thành phố Bến Tre, Bến Tre.

Sản phẩm “Hạt sen sấy” của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.

Các sản phẩm này đều gắn với thế mạnh, đặc thù của địa phương, hồ sơ minh chứng đầy đủ. Tỷ trọng sản phẩm của các địa phương thuộc khu vực Nam bộ cao, tương ứng với vị trí là khu vực trọng điểm sản xuất nông lâm thủy sản của cả nước.

Sau khi thảo luận, trao đổi và bỏ phiếu, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023 đã ra quyết định công nhận 19 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.

Các sản phẩm nước mắm được đề xuất thẩm định, đánh giá.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng, qua công tác đánh giá, thẩm định, có thể thấy các chủ thể OCOP đã ngày càng chú trọng hoàn thiện chất lượng cũng như đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm. Đó là điều đáng mừng mà Hội đồng đã khuyến khích các chủ thể thực hiện trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, vẫn còn có một số vấn đề mà các chủ thể cần chú ý. Điển hình như các sản phẩm được thẩm định, đánh giá vẫn chưa thể hiện được rõ nét đặc sắc của các sản phẩm OCOP là gắn liền với đặc trưng của địa phương.

“Sản phẩm OCOP không như các sản phẩm thông thường được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy lớn với công nghệ hiện đại. Sản phẩm OCOP là sản phẩm mang tính đặc thù, lợi thế của từng địa phương để phục vụ khách du lịch. Chính vì vậy sản phẩm OCOP phải có tính cộng đồng. Đó là một yếu tố quan trọng tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm trong quá trình phát triển, xây dựng câu chuyện của các sản phẩm lần này”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định.

Các sản phẩm hạt điều của Công ty CP Hà My, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng, trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu đạt chuẩn.

Ngoài ra, Hội đồng thẩm định, đánh giá sản phẩm OCOP tại các địa phương, đặc biệt là sản phẩm 3 sao và 4 sao, cần quan tâm, chú ý nhiều hơn đến yếu tố chất lượng và yếu tố sở hữu trí tuệ của các sản phẩm.

“Điều đáng tiếc là đến vòng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương, nhiều sản phẩm không có sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm chưa gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu”, Thứ trưởng bày tỏ.

Thông qua việc các sản phẩm OCOP thuộc nhóm thực phẩm tại khu vực Nam bộ chiếm ưu thế về số lượng so với các khu vực khác, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, Chương trình OCOP đã được phát triển rộng khắp ở các vùng miền, qua đó phát huy được lợi thế của từng vùng miền.

“Các sản phẩm OCOP sẽ được định hướng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Chính vì thế, từng sản phẩm phải phát huy được lợi thế của từng địa phương”, ông Nam lưu ý.

Báo Nông Nghiệp null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw