Nhiều đường bay Tết đã gần như hết vé

Giai đoạn 9 ngày trước Tết và 6 ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp tới, nhiều đường bay từ TPHCM đi và ngược lại đã gần như hết vé, khi tỷ lệ vé đã có người mua chiếm từ 80 - 90% trở lên, nhiều đường bay bán gần 100% số vé các hãng cung ứng.

Số liệu từ Cục Hàng không (Bộ GTVT) cho thấy, tính đến ngày 4/1/2024, giai đoạn trước Tết, lượng vé máy bay đã được đặt chủ yếu vào chuyến bay từ TPHCM ra Bắc trong giai đoạn từ ngày 1 - 9/2/2024 (tức từ 22 - 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn).

Cụ thể, từ TPHCM đi Vân Đồn đã bán toàn bộ vé (hết vé); TPHCM đi Chu Lai đã bán trên 95% số vé; TPHCM đi Thanh Hoá bán hơn 93% số vé; TPHCM đi Quy Nhơn hoặc Huế bán trên 92% số ghế; TPHCM đi Pleiku bán gần 91% số ghế; TPHCM đi Quảng Bình bán gần 89% vé.

Từ Bắc vào Nam, duy nhất đường bay từ Hà Nội đi Vinh bán trên 99% số vé.

Tỷ lệ bán vé các đường bay cao điểm từ TPHCM đi giai đoạn trước Tết.

Giai đoạn sau Tết, nhiều đường bay từ các tỉnh thành về TPHCM cũng có tỷ lệ vé đã bán cao trong các ngày từ 13 - 19/2/2024 (tức từ mùng 4 - 10 Tết), thậm chí có đường bay các hãng còn bán vượt số vé dự kiến, cụ thể: Pleiku đi Hà Nội bán vượt số vé cung ứng tới 10% (bán vé trước số chuyến bay tăng cường đang xin cấp phép); Chu lai đi TPHCM đã bán vượt số vé cung ứng tới 6%.

Một số đường bay khác đã bán trên 90% số vé như: Cà Mau đi TPHCM (97% số vé); Quy Nhơn đi TPHCM (94%); Thanh Hóa đi TPHCM (93%); Huế đi TPHCM (91%); Vinh đi TPHCM (91%);

Một số đường bay có tỷ lệ vé đã bán trên 80% như: Pleiku đi TPHCM (89%); Hải Phòng đi TPHCM (88%); Đồng Hới đi TPHCM (88%); Tuy Hòa đi TPHCM (85%); Đà Nẵng đi TPHCM (83%); Phú Quốc đi TPHCM (83%); Điện Biên đi Hà Nội (81%); Vân Đồn đi TPHCM (80%)…

Với các đường bay trục như TPHCM - Đà Nẵng, TPHCM - Hà Nội, Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TPHCM, giai đoạn từ ngày 3 - 15/2/2024 (từc từ 24 tháng Chạp tới mùng 6 Tết) tỷ lệ đặt vé chưa cao, trung bình từ 30 - 40%.

Tỷ lệ vé máy bay đã bán ở đường bay có nhu cầu cao từ các tỉnh về TPHCM giai đoạn sau Tết.

Cục Hàng không đã yêu cầu các hãng lên phương án khai thác ban đêm nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân về quê và đi lại dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (tính từ ngày 24/1 tới 25/2/2024).

Trong 1 tháng Tết sắp tới, tổng lượng vé các hãng bán ra thị trường khoảng 7,2 triệu ghế, tăng 16% so với cùng kỳ Tết năm trước và tăng 26% so với ngày thường. Trong đó, số vé trên đường bay nội địa hơn 5 triệu ghế (tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước), số vé trên đường bay quốc tế hơn 2,2 triệu ghế.

Theo kế hoạch, các hãng dự kiến khai thác xấp xỉ 33.800 chuyến, tăng 14% so với cùng kỳ Tết năm trước, và tăng 21% so với ngày thường. Trong đó, các chuyến bay nội địa hơn 24.200 chuyến, tăng 2% so với cùng kỳ và tăng 27% so với ngày thường. Các chuyến bay quốc tế 9.600 chuyến, tăng 60% so với cùng kỳ và tăng 9% so với ngày thường.

Đường bay được các hãng khai thác nhiều nhất là Hà Nội - TPHCM và ngược lại (chiếm 21% tổng số chuyến bay), tiếp đến với đường bay TPHCM - Đà Nẵng và ngược lại; TPHCM - Vinh và ngược lại. Các hãng cũng bổ sung thêm nhiều chuyến bay Tết cho đường bay Cần Thơ - Vinh và ngược lại, TPHCM - Đồng Hới và ngược lại; TPHCM - Vinh và ngược lại; tiếp đến với các đường bay TPHCM - Chu Lai/Thanh Hoá/Huế/Tuy Hoà…

Hiện giá vé máy bay vẫn duy trì mức cao giai đoạn cao điểm Tết sắp tới, khi đường bay Hà Nội - TPHCM có giá vé từ 2,5 triệu đồng/chiều trở lên; một số đường bay như TPHCM đi Thanh Hoá, Vinh, Hải Phòng... giá phải trên 3 triệu đồng/chiều trở lên.

Báo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw