“Nhật kí trong tù” - Một hồn thơ trong một nhân cách văn hóa

Bằng ngôn ngữ đời thường, nôm na nhưng “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ luôn được coi là áng văn mẫu mực...

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nhật kí trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy được viết theo thể thơ tứ tuyệt nhưng tuyệt đối không giống thơ Đường, Tống của Trung Quốc. Mặt khác, đây là tác phẩm duy nhất thể hiện bức chân dung tự họa trung thực và sâu sắc nhất của Người.

Tại Hội thảo kỉ niệm 70 năm “Nhật kí trong tù” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đều khẳng định giá trị của một tập thơ “ngẫu nhiên mà hái lượm được trong một hoàn cảnh đặc biệt” nhưng độc đáo của nhân cách lớn Hồ Chí Minh.

Bác Hồ làm thơ để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.
Bác Hồ làm thơ để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.

Giáo sư Phương Lựu, nhà lý luận phê bình văn học đã đưa ra bằng chứng, tuy được viết bằng chữ Hán nhưng "Nhật ký trong tù" của Bác rất khác với thơ Đường. Trước hết, nét riêng ấy có được là do từ ngữ được sử dụng theo chiều hướng phổ thông hóa, đại chúng hóa. Bên cạnh vốn từ vựng cổ được vận dụng, Bác còn đưa vào nhiều từ ngữ bạch thoại - khẩu ngữ.

“Ngôn từ của Bác không phải là ngôn từ cổ điển. Thể loại thơ của Bác cũng 4 câu nhưng nó là tứ tuyệt tự sự - ghi nhật kí, kể chuyện. Đó là điều rất khác thơ Đường. Thơ Đường hay so sánh, đối thanh, đối ý nhưng thơ của Bác không chủ về đối. Những việc làm của Bác rất nhỏ nhưng có nhiều việc nhỏ của Bác cũng có ý nghĩa lớn. Điều đó khẳng định Bác của chúng ta rất trân trọng, yêu quý văn hóa Trung Quốc và ra sức học tập nó nhưng không bao giờ rập khuôn.” - Giáo sư Phương Lựu phân tích.

Giáo sư Phương Lựu khẳng định, cống hiến lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt thể loại văn học trong “Nhật kí trong tù” là sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự. Hiển nhiên thơ Đường có nhiều bài mang tính chất tự sự như: “Tam tại”, “Tam biệt” của Đỗ Phủ; “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị… nhưng không phải là thơ tứ tuyệt.

Thơ Đường luật, nhất là tứ tuyệt, thì tuyệt đại bộ phận là thơ trữ tình, tả cảnh hoặc kết hợp cả hai. Ngược lại, thơ tứ tuyệt trong “Nhật kí trong tù” tuy có những bài trữ tình nhưng lại có tính chất “nhật kí” với nhiều chi tiết đời thường, ví dụ như bài: “Chia nước”, “ Viết hộ báo cáo cho các bạn tù”, “Lên xe lửa đi Lai Tân”, “Cuộc sống trong tù”…

“Nhật kí trong tù” vốn là một tập thơ chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị. Tính chất nôm na trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh lại biểu hiện một con người gần gũi, đời thường. Đằng sau cái đời thường, tâm hồn đồng cảm ấy là một nhân cách lớn, một ý chí và khát vọng tự do. Mặc dù, cách làm thơ trong tù của Người là để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.

Ở đây, người tù làm thơ để mong thời gian trôi nhanh hơn, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Bác làm thơ không giống như những nhà thơ khác, ba năm mới được một chữ, mà phải làm nhanh để kịp ghi sự kiện. Theo giáo sư Hà Minh Đức, tập thơ dày dặn về số lượng nhưng nội dung tư tưởng còn vượt tầm hơn thế. 

“Làm thơ theo cách của Bác là để bộc lộ tấm lòng, tình cảm của mình. Điều này đối với nhiều chính khách là muốn che đậy. Nhưng đây thực sự là tâm huyết, là tình cảm rất chân thật. 70 năm trôi qua rồi - thời gian ấy là khá dài để người ta có thể lãng quên sau 5, 10 năm với một tác phẩm.

Nhưng 70 năm, giá trị của “Nhật kí trong tù” rất bền vững. “Nhật kí trong tù” có nhiều bài thơ hay, nói bài nào hay nhất thì thật là khó. Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nói là có khoảng trên dưới 30 bài hay. Tỷ lệ đó đối với hơn 100 bài thơ như thế phải nói là rất cao” - giáo sư Hà Minh Đức chia sẻ.

Chính vì là nhật kí mà chúng ta thấy trực diện hơn so với một tác phẩm hư cấu, lối sống, phép ứng xử thường ngày của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phép ứng xử trong tình thế ngặt nghèo của một người tù. Đó là việc tận dụng thời gian (từ tháng 8/1942 -  9/1943) để cho ra đời tập thơ với 133 bài, bộc lộ một tâm thế, triết lý sống thiết thực, sâu sắc.

Đó là tư thế ngắm trăng, mối tương quan giữa vị trí và ý chí: Thân trong lao, tinh thần ngoài lao. Đó là việc giành thế chủ động nhưng không sa vào thắng lợi tinh thần. Ví dụ như những câu thơ trong bài “Lộ thi”- “Trên đường”: “Mặc dù bị trói chân tay/ Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng/ Mê say ai cấm ta đừng…”.

Bìa "Nhật kí trong tù".
Bìa "Nhật kí trong tù".

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: “Thật ra Bác viết rất hồn nhiên. Tôi thấy những nhà thơ giỏi, có gì trong đời họ sống là đưa luôn vào thơ. “Đã lâu không làm bài thơ nào/Nay lại thử làm xem ra sao/ Lục khắp giấy tờ vần chẳng thấy/Bỗng nghe vần “Thắng” vút lên cao”- nói trạng kiểu Nghệ An rất rõ. Trong “Nhật kí trong tù”, tính chất nhật kí tạo nên sự hồn nhiên. Mà cái hay là trong sự hồn nhiên vẫn thấy cái lớn lao. Trong bài “Gãi ghẻ”- ở bẩn trong tù thì phải gãi ghẻ chứ sao. “Một ngày nửa chậu nước nhà pha/Rửa mặt pha trà tự ý ta”. Nói là tự ý thôi chứ muốn pha trà thì đừng rửa mặt, muốn rửa mặt thì chớ pha trà”.

Bằng chi tiết đời thực trong hoàn cảnh lao tù, bằng ngôn ngữ đời thường, nôm na nhưng “Nhật kí trong tù” luôn được coi là “áng văn mẫu mực về sự kết hợp giữa lý tưởng và hiện thực, giữa hiện thực với trữ tình và châm biếm, nhiều tầng, nhiều lớp để nhận thức xã hội”.

Bên cạnh đó, sự sáng tạo trong thi pháp cũng chứng minh sự độc đáo, riêng biệt của “Nhật kí trong tù”, phủ định có ý kiến cho rằng tập thơ của Bác bắt chước thơ Đường của một số học giả nước ngoài. Với giá trị to lớn đó ngày 1/10/2012, tác phẩm “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 1) theo quyết định số 1426 của Thủ tướng Chính phủ./. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw