Nhật Bản dẫn đầu thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 47.215 lao động trong 8 tháng 2023.

Báo cáo từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 8 tháng đầu năm 2023, cả nước đã đưa được 97.234 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt hơn 88% kế hoạch năm.

Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 47.215 lao động, tiếp theo là: Đài Loan (Trung Quốc) 41.654 lao động, Hàn Quốc 1.944 lao động, Trung Quốc 1.163 lao động, Hungary 1.002 lao động, Singapore 964 lao động, Romania 627 lao động...

Chỉ riêng trong tháng 8/2023, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là hơn 12.000 người. Trong đó, thị trường Nhật Bản là 6.076 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) là 4.698 lao động, Hungary 200 lao động, Singapore 164 lao động, Hàn Quốc 145 lao động, Trung Quốc 139 lao động, Romania 90 lao động...

Năm 2023, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Bộ này còn xúc tiến mở thêm thị trường mới. Như, làm việc với Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp về việc thiết lập hợp tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, chấp thuận cho 3 doanh nghiệp tạo nguồn lao động để cung ứng đi làm việc tại Hy Lạp trong ngành nông nghiệp.

Theo thống kê, đến nay có khoảng 580.000 lao động Việt Nam làm việc ở gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần lớn tập trung ở các thị trường: Nhật Bản với khoảng 250.000 người; Đài Loan (Trung Quốc) với khoảng 230.000 người; Hàn Quốc với khoảng 50.000 người; còn lại ở các thị trường Châu Âu, Trung Đông và Malaysia.

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng khai thác của Phân xưởng hầm lò, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đạt 60.000 tấn quặng, phấn đấu cả năm đạt 200.000 tấn quặng. Cùng với đảm bảo sản lượng theo kế hoạch, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng dẫn cách tính các khoản trợ cấp được hưởng với công chức, viên chức nghỉ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính các khoản trợ cấp được hưởng với công chức, viên chức nghỉ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 và Nghị định số 67/2025 của Chính phủ; trong đó Bộ nêu ví dụ cụ thể hướng dẫn về cách tính số tiền được hưởng với trường hợp nghỉ việc của công chức có hệ số lương 3,66 khi tinh gọn bộ máy.

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hỗ trợ đào tạo lại nghề và việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy không chỉ giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Cùng với xu hướng chung trên cả nước, sau tết Nguyên đán, tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời diễn ra tại nhiều địa phương, trong đó có Lào Cai. Lý do chủ yếu là một bộ phận người lao động sau kỳ nghỉ dài lựa chọn không quay lại đơn vị cũ, chuyển hướng sang các ngành nghề khác hoặc tìm kiếm công việc với chế độ đãi ngộ cao hơn. Điều này tạo ra khoảng trống nhất định về nhân sự, buộc doanh nghiệp phải tăng cường tuyển dụng.

fb yt zl tw