Nhạc kịch ngày càng trở thành xu hướng

Sau thành công của lần công diễn đầu tiên, nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long sẽ tái ngộ khán giả vào ngày 3/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.

Có thể nói, nhạc kịch đang ngày càng trở thành xu hướng tại Việt Nam. Những câu chuyện kinh điển của văn học Việt hoàn toàn có thể được tái hiện trên sân khấu nhạc kịch theo cách thức hiện đại và hấp dẫn...

“Giấc mơ Chí Phèo” khai thác câu chuyện quen thuộc nhưng đầy sáng tạo bằng ngôn ngữ nhạc kịch.
“Giấc mơ Chí Phèo” khai thác câu chuyện quen thuộc nhưng đầy sáng tạo bằng ngôn ngữ nhạc kịch.

Lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học kinh điển “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, vở nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” do nhạc sĩ Dương Cầm làm tổng đạo diễn sau lần công diễn đầu tiên đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình và khán giả. Nhiều ý kiến nhận xét, vở nhạc kịch mang đến một góc nhìn mới về nhân vật Chí Phèo - từ một kẻ bị tha hóa bởi xã hội đến một con người có những giấc mơ đầy cảm xúc.

Có thể nói, sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn, âm nhạc Broadway và nghệ thuật sân khấu đương đại đã giúp vở diễn có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khán giả. Trong đó, đặc biệt cuốn hút là những ca khúc được nhạc sĩ Dương Cầm sáng tác riêng cho vở diễn, tạo nên sự giao thoa độc đáo giữa màu sắc Broadway và âm hưởng truyền thống Việt Nam.

Đặc biệt, lần trở lại này, không gian sân khấu của “Giấc mơ Chí Phèo” cũng sẽ được đầu tư hơn với sự nâng cấp hệ thống ánh sáng, âm thanh, mang lại trải nghiệm nghệ thuật chất lượng cho khán giả. Theo Ban tổ chức, vở diễn không chỉ phục vụ khán giả trong nước mà còn có sự tham gia của đông đảo khách mời quốc tế, khẳng định sức hấp dẫn của vở nhạc kịch broadway cảm tác từ văn học Việt với yếu tố “made in Vietnam” 100% từ mọi phương diện.

Trước “Giấc mơ Chí Phèo”, vở nhạc kịch “Bỉ vỏ” do biên đạo múa Tuyết Minh làm tổng đạo diễn trước khi tham dự Liên hoan và đạt Huy chương bạc cũng có những đêm diễn “cháy vé” ở Nhà hát Hải Phòng. Tác giả, đạo diễn biết chắt lọc tình huống, các phần đối thoại nhằm làm rõ nét hơn tính cách Tám Bính, Năm Sài Gòn. Rồi “Dế Mèn phiêu lưu ký” cũng có những buổi công diễn khởi đầy cảm xúc. Khán giả cũng đa dạng cả người lớn và trẻ em...

Chia sẻ với phóng viên, biên đạo múa Tuyết Minh cho biết, thời gian qua các đơn vị nghệ thuật đã mạnh tay đầu tư cho nhạc kịch thuần Việt, với mong muốn đưa khán giả đến gần hơn với loại hình nghệ thuật này. Nhiều nhà hát đã chú trọng, nghiên cứu sâu, đầu tư, dàn dựng vở nhạc kịch lớn...

“Các vở diễn thành công đã cho thấy những câu chuyện kinh điển của văn học Việt hoàn toàn có thể được tái hiện trên sân khấu nhạc kịch theo cách thức hiện đại và hấp dẫn... Những câu chuyện có tính kịch sự, đa dạng trong tính cách nhân vật nên khi xây dựng trong nhạc kịch rất thi vị. Ví như nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” hay “Bỉ vỏ”, khi xây dựng hình tượng cho nhân vật rất thuận lợi, bởi nhà văn đã miêu tả rất kỹ, ăn vào tiềm thức của khán giả. Chỉ cần bám vào tác phẩm văn học để xây dựng, diễn viên có rất nhiều đất diễn” - biên đạo múa Tuyết Minh chia sẻ.

Với loại hình được cho là hàn lâm như nhạc kịch không chỉ giúp các nghệ sĩ nâng cao chuyên môn, mà còn bổ sung nhiều kỹ năng ca, múa, vũ đạo, diễn xuất, cảm nhận âm nhạc và đặc biệt là nâng cao khả năng tương tác với bạn diễn, tương tác với khán giả. Vì vậy, biên đạo múa Tuyết Minh cho rằng, không phải nhà hát nào làm được, vừa phải làm vừa đào tạo, bổ sung chuyên môn. Bởi với nhạc kịch đòi hỏi phải có nhảy múa, diễn xuất, thanh nhạc, giọng nói cần có liêm luật riêng, có nghệ thuật tổng hợp... Vì vậy, chưa có nhiều nghệ sĩ tham gia nhạc kịch.

Với những tín hiệu tích cực, được công chúng hồ hởi đón nhận, chúng ta hoàn toàn tự tin về sự phát triển của nhạc kịch do người Việt sáng tác, biểu diễn sẽ tiếp tục gặt hái “quả ngọt” trong thời gian tới, góp phần tạo nên sự sôi động cho các sân khấu nước nhà.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw