Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.

Ban tổ chức trao Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 cho các tác giả đạt giải.
Ban tổ chức trao Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 cho các tác giả đạt giải.

Đánh giá tổng kết Giải thưởng hàng năm và Giải thưởng Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024, nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Năm nay, Ban Sáng tác của Hội đã nhận được 208 tác phẩm gửi tới đề cử tham dự xét giải thưởng, trong đó có 71 tác phẩm văn xuôi, 85 tác phẩm thơ, 15 công trình Lý luận phê bình, 12 tác phẩm dịch và 25 tác phẩm văn học thiếu nhi. Qua hai vòng, Sơ khảo và Chung khảo, kết quả có 7 tác phẩm đã đoạt giải thưởng của Hội nhà văn 2024.

Trong đó, ở thể loại văn xuôi, lần đầu tiên, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định trao giải Đặc biệt cho nhà văn Y Ban với tập truyện ngắn “Trên đỉnh giời”. Đánh giá về tập truyện “Trên đỉnh giời” của nhà văn Y Ban, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch khẳng định, đây là "tập truyện ngắn xuất sắc nhất mà chúng ta có thể chờ đợi ở văn chương Việt Nam hiện nay. Tập truyện thể hiện một nỗ lực cảm động và đáng kính trọng của một nhà văn trong nghề nghiệp, khi cố gắng lớn nhất của bà là vượt qua chính mình... Nhà văn Y Ban tìm kiếm những chiều kích khác nhau của đời sống, tạo nên những tình huống hiểm nghèo để bộc lộ những vấn đề khủng khiếp của nhân sinh và đi đến tận cùng cái phức tạp của con người”.

Một tác phẩm khác được trao giải thưởng văn xuôi đợt này là tiểu thuyết “Gia đình có bốn chị em gái” của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy. Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam nhận xét, đây là "một sản phẩm của năng lực hư cấu và khái quát hóa nghệ thuật từ ngồn ngộn chất liệu của cái vòng đời đang vây bủa chúng ta. Thành công nhất của tác giả là viết như một can dự tích cực vào cuộc sống. Viết không phải là đi tìm câu trả lời, mà là liên tục tra vấn cái thế giới đầy những đổ vỡ và khủng hoảng này...".

Ở thể loại thơ, năm nay Ban Chấp hành Hội đã trao giải cho 3 tác giả, đó là nhà thơ Trần Lê Khánh với tập thơ “Đồng”, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh với tập thơ “Viễn ca” và nhà thơ Đào Quốc Minh với tập thơ “Phục sinh”. Trong đó, nhà thơ Mai Văn Phấn cho rằng, tập thơ “Phục sinh” của Đào Quốc Minh mở ra một hành trình khám phá sâu sắc về tâm hồn con người, một cuộc hành trình nội tâm đầy ý nghĩa; Nhà phê bình Phùng Gia Thế cảm nhận tập thơ “Viễn ca” của Nguyễn Tiến Thanh là những dấn bước tự nhiên “đi qua ngày tháng cũ” của nhà thơ trên hành trình sáng tạo; Nhà thơ Thi Hoàng, thành viên Hội đồng thơ đánh giá tập thơ “Đồng” của Trần Lê Khánh bộc lộ một địa chỉ tâm hồn, ở đó con người thời hội nhập không xa lạ bản sắc dân tộc. Qua tập thơ “Đồng”, Trần Lê Khánh thể hiện sự từng trải, không chỉ từng trải vốn sống mà còn từng trải văn hóa…

Thể loại Lý luận phê bình, được trao cho công trình “Lý luận - phê bình văn học miền Nam 1954 - 1975: Tiếp nhận và ứng dụng” của nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh. Theo nhà phê bình Võ Quốc Việt thì đây là công trình “không chỉ khảo sát bề rộng của thực tiễn văn học miền Nam 1954-1975 mà còn chạm đến những chiều sâu vi tế của từng hiện tượng văn học. Nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh đã đi sâu vào các quan niệm về thể loại, mang đến cho bạn đọc một bức tranh phong phú và đầy màu sắc của sinh hoạt văn học miền Nam, với đủ loại khuynh hướng lý luận phê bình...

Ban tổ chức trao Giải thưởng Tác giả Trẻ năm 2024 cho các tác giả đạt giải.
Ban tổ chức trao Giải thưởng Tác giả Trẻ năm 2024 cho các tác giả đạt giải.

Ở thể loại văn học dịch, năm nay Hội đồng Sơ khảo đã trình lên Hội đồng Chung khảo duy nhất một tác phẩm. Tuy nhiên, tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Chung khảo, sau khi nghe các ý kiến và qua phân tích đánh giá từ nhiều phía, cân nhắc kỹ lưỡng ở nhiều khía cạnh, hội đồng đã quyết định bỏ trống hạng mục văn học dịch.

Thể loại văn học thiếu nhi năm 2024 Hội đồng Chung khảo đã chọn trao giải cho tác phẩm “Chiếc xe buýt bay” của tác giả Võ Thị Mai Chi và Huỳnh Bá Long. Đánh giá về tác phẩm này, Hội đồng Sơ khảo cho rằng, câu chuyện trong tác phẩm là một bài ca tình bạn của tuổi thơ trong sáng, giúp các em được bay bổng rồi lại trở về nhà để thấm thía hơn nữa tình cảm gia đình, từ đó biết yêu thương những người quanh và biết trân trọng những gì mình đã có...

Ở Giải thưởng Tác giả Trẻ, nhà thơ Nguyễn Bình Phương cho biết, năm 2024 có 21 tác phẩm gửi tới tham dự Giải thưởng Tác giả Trẻ, trong đó văn xuôi 11 tác phẩm và thơ 10 tác phẩm. Qua các vòng hội đồng, giải được trao cho tập truyện ngắn “Lạc đà bay” của tác giả văn Võ Đăng Khoa và tập thơ “Dưới vòm hoa đại khải” của tác giả Phùng Hương Ly.

Ban tổ chức trao Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2024 cho tác giả Đỗ Thị Tấc (Lai Châu).
Ban tổ chức trao Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2024 cho tác giả Đỗ Thị Tấc (Lai Châu).

Dịp này, Hội Nhà văn Việt Nam cũng trao giải Nữ nhà văn ấn tượng cho nhà thơ Đỗ Thị Tấc (Lai Châu) và nhà văn Phương Huyền (Thành phố Hồ Chí Minh).

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết, năm 2024 có nhiều biến động, thách thức, Ban chấp hành Hội đã gắn kết cùng các hội viên, từng bước khắc phục khó khăn. Hội đã lắng nghe tâm tư, ý kiến đóng góp của các hội viên về những vấn đề đã làm được, chưa làm được, những vấn đề cần quan tâm ở tất cả mọi mặt, về công tác đối ngoại, hỗ trợ sáng tác, về giải thưởng… để có những thay đổi cho phù hợp.

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, bước sang năm 2025, Hội sẽ tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước và chuẩn bị tốt cho Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 11, nhiệm kỳ 2025-2030...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

fb yt zl tw