Nhà sử học Pháp khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị thời sự

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), nhà sử học Pháp Alain Ruscio đã có cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhấn mạnh giá trị lịch sử của sự kiện này cho đến ngày hôm nay.

Nhà sử học Alain Ruscio giới thiệu các cuốn sách của ông về Điện Biên Phủ: "Chiến tranh Pháp ở Đông Dương", "Võ Nguyên Giáp, một cuộc đời", "Điện Biên Phủ - Huyền thoại và hiện thực".

Ông Ruscio từng là phóng viên báo L'Humanité (Nhân đạo) của Pháp tại Việt Nam và là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về thời kỳ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Chiến tranh Đông Dương. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về Điện Biên Phủ như "Chiến tranh Đông Dương của Pháp", "Võ Nguyên Giáp, một cuộc đời", "Điện Biên Phủ - Huyền thoại và hiện thực"...

Nhà sử học Ruscio cho biết, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, Người đã kết hợp thành công sức mạnh của lòng yêu nước và khát vọng của nhân dân mong muốn thoát khỏi chế độ thực dân Pháp, đồng thời cũng là khát vọng xã hội trong đó chủ nghĩa xã hội là hiện thân. Để làm được điều này, Người đã thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, do những người cộng sản lãnh đạo, trong đó đi đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh... Theo ông Ruscio, điều này đã mở ra một hướng đi đúng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, thể hiện tư duy chính trị vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là gắn kết toàn dân tộc với cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, đồng thời cũng là giải phóng xã hội. Ông Ruscio cho rằng hướng đi này tạo nên nét đặc trưng của Việt Nam, không giống như ở các nước khác như Ấn Độ, Indonesia hay Myanmar.

Theo ông Ruscio, chính quyền Pháp khi đó lúc đầu nghĩ rằng họ có thể đè bẹp phong trào giành độc lập của Việt Nam. Nhưng họ đã không ngờ phải đối mặt với một lực lượng đông đảo người dân Việt Nam ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập, do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng. Từ đó thực dân Pháp đã lún sâu vào những thất bại ngày càng lớn hơn, bắt đầu từ Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950, và kết thúc bằng Điện Biên Phủ. Hành trình này cũng không hề dễ dàng đối với quân và dân Việt Nam khi phải đối mặt với một quân đội Pháp rất hiện đại và hùng mạnh, lúc bấy giờ được Mỹ hỗ trợ. Theo ông Ruscio, cùng với sự ủng hộ từ các nước xã hội chủ nghĩa, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng của nhân dân Việt Nam, được dẫn dắt bởi tầm nhìn xa về chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà sử học Alain Ruscio giới thiệu các cuốn sách của ông về Điện Biên Phủ: "Chiến tranh Pháp ở Đông Dương", "Võ Nguyên Giáp, một cuộc đời", "Điện Biên Phủ - Huyền thoại và hiện thực".

Đánh giá về ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà sử học Ruscio cho rằng sự kiện có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào giải phóng thuộc địa trên thế giới. Ông cho biết, vào thời điểm đó, cuộc chiến tranh Đông Dương được cả thế giới theo dõi. Đó không phải chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa Pháp và Việt Nam mà là một cuộc chiến mang tầm quốc tế. Ở các thuộc địa của Pháp như Madagascar, Algeria, Tunisia, Maroc, châu Phi, cuộc đấu tranh ở Việt Nam cũng được theo dõi rất chặt chẽ. Họ quan sát cuộc chiến này với niềm hy vọng rằng quân Pháp sẽ bị đánh bại. Do đó, theo ông, việc quân Pháp bị thất trận ở Điện Biên Phủ không chỉ được coi là chiến thắng của riêng Việt Nam mà còn là chiến thắng của toàn thể các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.

Trong bối cảnh trên thế giới hiện nay đang xảy ra nhiều cuộc xung đột, ông Ruscio khẳng định bài học từ chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Ông cho rằng đằng sau mọi cuộc chiến là các dân tộc luôn từ chối giải pháp bạo lực, do đó nếu chỉ dùng vũ lực, hay sức mạnh quân sự, thì không bao giờ có thể chiến thắng. Ông nhấn mạnh: "Điện Biên Phủ vẫn có ý nghĩa lịch sử thời đại khi nói rằng một dân tộc đoàn kết, một dân tộc không chịu áp bức sẽ luôn tìm được đường đi, dù có thể gặp nhiều khó khăn, trở ngại".

Cũng theo ông Ruscio, trong thời kỳ thuộc địa, vẫn luôn có những người Pháp đứng lên chống lại chế độ thuộc địa và chống lại những hành vi áp bức đối với nhân dân Việt Nam, và cả với nhân dân Campuchia và Lào. Đơn cử có thể kể đến Gabriel Péri - nghị sĩ Đảng Cộng sản Pháp tới Việt Nam năm 1934 để bày tỏ phản đối chiến tranh tại Việt Nam, nhà báo Andrée Viollis, Romain Rolland, Henri Barbusse, người đã thành lập Ủy ban Bảo vệ Tù nhân Đông Dương... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, nhiều người Pháp đã bày tỏ phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Năm 1966, Tướng de Gaulle tại Phnom Penh đã tố cáo sự can thiệp của Mỹ vào khu vực này và nói rằng người Mỹ sẽ không bao giờ thành công trong việc khiến người dân Đông Dương phải khuất phục. Nhà sử học Ruscio cho rằng tất cả những điều này đã tạo nên mối quan hệ rất đặc biệt giữa Pháp và Việt Nam sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw