Nguyên nhân khiến ô nhiễm tại Nam Á tồi tệ hơn những nơi khác

Ô nhiễm không khí đang làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người dân ở Nam Á, buộc các trường học phải đóng cửa, ảnh hưởng đến các sự kiện thể thao và khiến chính phủ kêu gọi người dân ở nhà để tránh các vấn đề sức khỏe.

Sương mù bao phủ tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 9/11.

Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng là vấn đề thường niên đối với các quốc gia Nam Á khi mùa Đông đến gần. Vào thời điểm này, không khí lạnh thường “giam” ô nhiễm trong lớp sương mù dày đặc.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định Nam Á đã trở thành điểm nóng toàn cầu về ô nhiễm không khí. Nhiều nghiên cứu cho thấy 4 trong số các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới và 9 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất đều nằm trong khu vực Nam Á.

Lý do ô nhiễm tại Nam Á tồi tệ hơn những nơi khác

Các quốc gia ở Nam Á đã trải qua quá trình tăng trưởng rõ rệt về công nghiệp hóa, kinh tế và dân số trong hai thập niên qua. Các yếu tố này thúc đẩy nhu cầu đối với năng lượng và nhiên liệu hóa thạch.

Trong khi một số nguồn gây ô nhiễm như công nghiệp và phương tiện giao thông ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, thì có một số nguồn chỉ có tại Nam Á, trong đó có hoạt động đốt nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm, hỏa táng và đốt chất thải nông nghiệp.

Ví dụ, khoảng 38% ô nhiễm ở New Delhi trong năm nay là do đốt gốc rạ ở các bang lân cận là Punjab và Haryana. Đốt gốc rạ là thói quen của nông dân sau khi thu hoạch lúa, để dọn sạch các cánh đồng.

Gia tăng số lượng phương tiện trên đường cũng làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm. Ở Ấn Độ và Pakistan, số lượng phương tiện đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu những năm 2000.

Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, New Delhi có trung bình 472 phương tiện trên 1.000 dân, với gần 8 triệu phương tiện chạy trên đường tính đến năm 2022. IQAir, công ty công nghệ Thụy Sĩ điều hành nền tảng giám sát chất lượng không khí AirVisual, đã xếp hạng New Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới trong bốn năm liên tiếp.

Nỗ lực giảm ô nhiễm không hiệu quả

Mặc dù các quốc Nam Á bắt đầu cố gắng hạn chế ô nhiễm, đưa ra các kế hoạch quản lý chất lượng không khí, lắp đặt thêm thiết bị giám sát ô nhiễm và thúc đẩy chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả đáng kể.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề nằm ở việc thiếu phối hợp trong nỗ lực kiểm soát ô nhiễm giữa các nước. Theo các nghiên cứu, hạt bụi có thể di chuyển hàng trăm km, vượt qua biên giới các nước và tác động đến các quốc gia khác ngoài nơi chúng xuất phát. Ví dụ, khoảng 30% ô nhiễm ở các thành phố lớn nhất của Bangladesh lại bắt nguồn từ Ấn Độ, di chuyển theo gió từ Tây Bắc sang Đông Nam. Do đó, các biện pháp trên toàn quốc hoặc toàn thành phố nhằm hạn chế không khí độc hại có hiệu quả hạn chế.

Các giải pháp

Sương mù bao phủ tại New Delhi, Ấn Độ ngày 9/11.

Theo Reuters, các quốc gia trên khắp Nam Á sẽ phải phối hợp nếu muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm trong khu vực. Họ cần hợp tác để tăng cường giám sát và đưa ra các chính sách.

Cùng thời điểm, nỗ lực trên toàn khu vực cần phải được cân bằng qua giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương khi cần thiết.

Ngoài ra, cần phải chống ô nhiễm cả ở các lĩnh vực cho đến nay vẫn còn ít được quan tâm, chẳng hạn như nông nghiệp và quản lý chất thải.

Ví dụ, để hạn chế việc đốt rơm rạ, chính phủ có thể trợ cấp cho các máy thu hoạch tốt hơn. Các quốc gia như Ấn Độ đã bắt đầu đưa ra những ưu đãi như vậy nhưng nhu cầu về loại máy này còn hạn chế bởi chi phí mua cao và thời gian chờ đợi lâu đối với những người muốn thuê chúng.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

fb yt zl tw